ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ SỚM ĐIỀU TRỊ XẸP ĐỐT SỐNG THẮT LƯNG DO LOÃNG XƯƠNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP BƠM XI MĂNG SINH HỌC QUA DA TẠI BỆNH VIỆN QUÂN Y 103

Nguyễn Xuân Khái1, Phạm Văn Việt1,, Dương Công Tuấn1, Bùi Quang Biểu2
1 Bệnh viện Quân y 103
2 Bệnh viện trung ương quân đội 108

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá kết quả sớm điều trị xẹp đốt sống (XĐS) thắt lưng do loãng xương bằng phương pháp bơm xi măng sinh học qua da tại bệnh viện quân y 103. Đối tượng, phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang, nghiên cứu tiến cứu trên 51 bệnh nhân (BN) xẹp đốt sống thắt lưng do loãng xương (LX) được điều trị bằng phương phương pháp bơm xi măng (BXM) sinh học qua da tại Bệnh viện quân y 103 từ tháng 03/2023 đến 04/2024. Kết quả: Hầu hết BN được BXM theo phương pháp không bóng (86,36%), sử dụng đường chọc Trocar hai bên (89,39%) và không có tai biến trong quá trình can thiệp (84,85%). Sau can thiệp điểm VAS có xu hướng giảm dần theo thời gian, điểm VAS trung bình trước can thiệp là 7,12; sau can thiệp 1 ngày giảm xuống 2,58; sau 01 tháng và 3 tháng là 1,81 và 1,86 điểm. Sau can thiệp 1 ngày, góc xẹp thân đốt cải thiện từ 13,58 ± 5,23 xuống 11,24 ± 4,75 độ, chiều cao tường trước và tường giữa cải thiện từ 17,93 ± 4,56 và 16,89 ± 4,12 lên lần lượt là 19,12 ± 4,27 và 17,52 ± 3,91 mm. Chất lượng cuộc sống của BN sau điều trị tăng dần theo thời gian tại các thời điểm sau bơm xi măng 1 tháng và 3 tháng với đa số BN có chất lượng cuộc sống khá (52,94%) và tốt (41,18%) tại thời điểm sau can thiệp 3 tháng. Kết luận: Hầu hết BN được BXM theo phương pháp không bóng (86,36%), sử dụng đường chọc Trocar hai bên (89,39%) và không có tai biến trong quá trình can thiệp (84,85%). Sau can thiệp điểm VAS có xu hướng giảm dần và chất lượng cuộc sống của BN tăng dần theo thời gian. Sau can thiệp 1 ngày, góc xẹp thân đốt, chiều cao tường trước và tường giữa cải thiện đáng kể.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. D. Gould et al (2001), “INFORMATION POINT: Visual Analogue Scale (VAS)”. Blackwell Science Ltd, Journal of Clinical Nursing, 10, 706.
2. Shahed Anwar Bhuya, et al. (2019) Outcome of Primary Discectomy in Lumbar Intervertebral Disc Prolapse. Ortho & Rheum Open Access J., 13(5): OROAJ.MS.ID.555872 (2019).
3. Đỗ Mạnh Hùng (2017) Nghiên cứu ứng dụng tạo hình đốt sống bằng bơm cement có bóng cho bệnh nhân xẹp đốt sống do loãng xương, Luận án tiến sỹ y học, Đại học y hà nội, 2017.
4. Hoàng Gia Du và cộng sự (2022) Kết quả phẫu thuật tạo hình thân đốt sống bằng bơm cement có bóng điều trị xẹp đốt sống do loãng xương tại bệnh viện Bạch Mai, Tạp chí y học việt nam tập 512, Số 2, 2022, tr. 179-184.
5. Hà Thoại Kỳ và cộng sự (2023), Kết quả bước đầu phẫu thuật bơm xi măng sinh học điều trị lún đốt sống do loãng xương tại thành phố cần thơ năm 2021-2022, Tạp chí y dược học cần thơ, Số 66/2023, tr. 145-150.
6. Nguyễn Thị Khởi và cộng sự (2019), Kết quả của phương pháp tạo hình đốt sống ngực qua da ở những bệnh nhân xẹp cấp thân đốt sống do loãng xương, Điện quang Việt Nam, số 36 - 12/2019, tr. 62-67.