MỐI LIÊN QUAN GIỮA BIẾN ĐỔI CHỈ SỐ PHÂN TÍCH DẠNG SÓNG CỤC MÁU ĐÔNG VỚI TÌNH TRẠNG RỐI LOẠN ĐÔNG MÁU Ở BỆNH NHÂN SUY GAN CẤP

Đỗ Ngọc Sơn1,, Bùi Thị Hương Giang1,2, Đào Thị Hương2,3, Vương Xuân Toàn1
1 Trung tâm Hồi sức tích cực – Bệnh viện Bạch Mai
2 Trường Đại học Y Hà Nội
3 Bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả mối liên quan giữa biến đổi chỉ số phân tích dạng sóng cục máu đông (CWA) với tình trạng rối loạn đông máu ở bệnh nhân suy gan cấp (SGC). Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả trên 40 bệnh nhân SGC điều trị tại Trung tâm Hồi sức tích cực bệnh viện Bạch Mai từ tháng 07/2023 đến tháng 07/2024. Thu thập mẫu nghiên cứu ngay tại thời điểm vào trung tâm và chưa sử dụng chất chống đông máu, mẫu nghiên cứu được phân tích trên máy CS 5100, thuốc thử Dade Actin FSL. Các giá trị của CWA bao gồm min1, min2, max2; tình trạng rối loạn đông máu: xuất huyết trên lâm sàng, các thang điểm dự báo tình trạng xuất huyết (IMPROVE) và thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch (PADUA) được ghi lại. Kết quả CWA sẽ được đưa vào phân tích mối tương quan với tình trạng rối loạn đông máu tại thời điểm nhập viện bằng phân tích thống kê y học. Kết quả nghiên cứu: Tỉ lệ nam cao hơn nữ chiếm 70%, tuổi trung bình là 55,2 ± 15,5 (23-82). Tỉ lệ xuất huyết tiêu hóa cao nhất chiếm 25%, tỉ lệ xuất huyết dưới da là 20%, các vị trí khác như trong cơ, mắt, đường tiết niệu 7,5%. Các giá trị TB của CWA: min1: 3,02±1,38; min2: 0,46±0,25; max2: 0,43±0,27 thấp hơn so với khoảng tham chiếu. Diện tích dưới đường cong ROC: min1 (AUC=0,81), min2 (AUC=0,78) và max2 (AUC=0,84) có ý nghĩa trong việc dự đoán tình trạng xuất huyết (p<0,05). Nhóm bệnh nhân có điểm IMPROVE ≥7 có giá trị TB min1: 2,69±1,42, min2:  0,40±0,26, max2: 0,38±0,29 thấp hơn so với nhóm có điểm IMPROVE <7 lần lượt là: 3,87±0,8; 0,58±0,16; 0,56±0,12 (p<0,05). Các giá trị min1, min2, max2 có mối tương quan thuận với chỉ số Fibrinogen (r= 0,78; r=0,65; r=0,46; p<0,05), ở bệnh nhân có điểm PADUA ≥ 4 chỉ có giá trị min1 tăng cao hơn nhóm PADUA <4 (3,72±0,82 so với 2,79±1,46) và có ý nghĩa với p<0,05. Kết luận: Các giá trị chỉ số CWA ở bệnh nhân SGC giảm so với khoảng tham chiếu và có mối liên quan với tình trạng xuất huyết trên lâm sàng, có ý nghĩa trong việc dự báo tình trạng xuất huyết. Chỉ có min1 tăng cao và có ý nghĩa ở nhóm có nguy cơ thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. European Association for the Study of the Liver. Electronic address: easloffice@easloffice.eu, Clinical practice guidelines panel, Wendon, et al. EASL Clinical Practical Guidelines on the management of acute (fulminant) liver failure. J Hepatol. 2017;66(5):1047-1081.
2. Thanapirom, Kessarin et al. “Sa1463: Are clot wave analyses associated with the severity of liver disease and detecting risk of gastrointestinal bleeding in patients with cirrhosis?. Gastroenterology (2022): 162(7): S-1178 – S-1179.
3. Ruberto MF, Sorbello O, Civolani A, Barcellona D, Demelia L, Marongiu F. Clot wave analysis and thromboembolic score in liver cirrhosis: two opposing phenomena. Int J Lab Hematol. 2017 Aug;39(4):369-374. doi: 10.1111/ijlh.12635. Epub 2017 Apr 19. PMID: 28422416.
4. Tan CW, Cheen MHH, Wong WH, Wu IQ, Chua BLW, Ahamedulla SH, Lee LH, Ng HJ. Elevated activated partial thromboplastin time-based clot waveform analysis markers have strong positive association with acute venous thromboembolism. Biochem Med (Zagreb). 2019 Jun 15;29(2):020710. doi: 10.11613/ BM.2019.020710. PMID: 31223264; PMCID: PMC6559615.