KHẢO SÁT TỈ LỆ SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP XÔNG Y HỌC CỔ TRUYỀN VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở PHỤ NỮ SAU SINH TRONG THỜI KỲ HẬU SẢN TẠI BỆNH VIỆN LÊ VĂN THỊNH, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Thời kỳ hậu sản là giai đoạn người mẹ phải đối mặt với nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng về thể chất lẫn tinh thần. Một số vấn đề thường gặp như: nhiễm trùng hậu sản, chậm co hồi tử cung, đau mỏi sau sinh làm ảnh hưởng đến sức khỏe người mẹ. Phương pháp xông Y học cổ truyền được áp dụng từ rất lâu tại các quốc gia Châu Á và Việt Nam, nhưng chưa có số liệu thống kê đầy đủ. Nghiên cứu nhằm khảo sát tỉ lệ sử dụng phương pháp xông YHCT sau sinh và những yếu tố liên quan để làm cơ sở học tập, ứng dụng, nghiên cứu khoa học. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang – mô tả thực hiện từ tháng 01/2024 đến tháng 05/2024 trên 380 phụ nữ sau sinh ≥ 18 tuổi, có con ≤ 6 tháng tuổi đến khám tại bệnh viện Lê Văn Thịnh, đồng ý tham gia nghiên cứu. Kết quả: Qua khảo sát 380 phụ nữ sau sinh, ghi nhận tỉ lệ sử dụng phương pháp xông Y học cổ truyền trong thời kỳ hậu sản chiếm 62,37%, khai thác các thông tin đặc điểm nền về nhóm tuồi, trình độ học vấn, nghề nghiệp, tình trạng hôn nhân, điều kiện kinh tế, số con trong gia đình, phương pháp sinh gần nhất, số lần khám thai, tình trạng cho chon bú và người chăm sóc. Kết luận: Tỉ lệ sử dụng phương pháp xông YHCT trong thời kỳ hậu sản chiếm 62,37%. Các yếu tố liên quan ảnh hưởng đến việc sử dụng xông YHCT sau sinh bao gồm tình trạng hôn nhân và tình trạng kinh tế của người phụ nữ sau sinh.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Xông Y học cổ truyền, phụ nữ sau sinh.
Tài liệu tham khảo
2. Bùi Đặng Lan Hương, Phạm Việt Thanh, Phạm Thanh Hải và cs. Phẫu thuật cắt tử cung cấp cứu do băng huyết sau sinh ngã âm đạo nặng tại bệnh viện Từ Dũ. Tạp Chí Học Việt Nam. 2021;498(1). doi:10.51298/vmj.v498i1.9.
3. Đinh Thị Ngọc Lệ, Võ Minh Tuấn. Kiến thức, hành vi về chăm sóc hậu sản của các bà mẹ dân tộc thiểu số tại huyện Krông Năng, tỉnh Đắk Lắk. Nghiên cứu y học. 2021;25(1):76-81.
4. Ngô Quang Dương, Đào Thị Hải Yến. Thực trạng nhiễm khuẩn hậu sản và một số yếu tố liên quan tại bệnh viện phụ sản Hải Phòng trong giai đoạn 2015 – 2019. Tạp Chí Học Việt Nam. 2021;503:277-284.
5. De Boer H, Lamxay V. Plants used during pregnancy, childbirth and postpartum healthcare in Lao PDR: A comparative study of the Brou, Saek and Kry ethnic groups. J Ethnobiol Ethnomedicine. 2009;5:25. doi:10.1186/1746-4269-5-25.
6. Hoyert DL. Maternal mortality rates in the United States, 2021. NCHS Health E-Stats. 2023. doi:10.15620/cdc:124678.
7. Nguyen VVT, Zheng MY, et al. Prevalence of Traditional Asian Postpartum Practices at a Federally Qualified Health Center. J Immigr Minor Health. 2022;24(5):1251-1260. doi:10.1007/s10903-021-01299-0.
8. Ridzuan MH, Ali MF, Tan CE, et al. Traditional and Complementary Medicine Use During Postpartum Period: A Cross-Sectional Analysis at a Rural, Public Maternal and Child Health Clinic in West Malaysia. Cureus. 13(6):e15410. doi:10.7759/cureus.15410.