KHẢO SÁT TÌNH TRẠNG GEN HER2 TRONG NHÓM CARCINÔM TUYẾN VÚ CÓ HER2 (2+) VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Ung thư vú hiện là loại ung thư có tỉ lệ mắc mới cao nhất trong các loại ung thư thường gặp và gây tử vong hàng đầu ở phụ nữ trên thế giới. Tại Việt Nam, mặc dù có nhiều nghiên cứu về các thụ thể trong UTV nhưng chưa có nghiên cứu chuyên sâu về tình trạng HER2 (2+). Việc khảo sát tình trạng gen HER2 và các yếu tố liên quan trong nhóm ung thư vú có biểu hiện HER2 (2+) dựa vào kỹ thuật FISH giúp xác định chính xác tỉ lệ khuếch đại gen HER2 trong nhóm ung thư vú này và giúp cải thiện việc tiên lượng và điều trị bệnh. Phương pháp nghiên cứu: Hồi cứu mô tả cắt ngang trên 302 mẫu mô vùi nến. Mẫu mô có kết quả Hóa mô miễn dịch HER2(2+) sẽ được thực hiện lai tại chỗ gắn huỳnh quang (FISH) trên cặp tín hiệu HER2/NST17 được thực hiện tại Bệnh viện Ung Bướu TP. HCM trong năm 2022. Kết quả: Nhóm tuổi chủ yếu tập trung từ 41 đến 50 tuổi, độ tuổi trung bình là 51,85 ± 10,60 tuổi. Tỉ lệ có khuếch đại gen HER2 là 47,68%. Ghi nhận tín hiệu HER2/NST17 trung bình là 2,2285 ± 1,47990, tỉ lệ tín hiệu nhiều nhất ghi nhận được là là 10,00. Trong nghiên cứu chúng tôi có 79 trường hợp xuất hiện đa bội NST 17, tỉ lệ phát hiện đa bội NST 17 tập trung chủ yếu ở các trường hợp có tỉ lệ HER2/NST17 < 2. Kết luận: Có 47,68% các trường hợp HER2(2+) có khuếch đại gen. Có mối liên quan giữa HER2 và các thụ thể ung thư vú khác.
Chi tiết bài viết
Tài liệu tham khảo
2. Vang R, Cooley LD, Harrison WR, Reese T, Abrams J. Immunohistochemical determination of HER-2/neu expression in invasive breast carcinoma. Am J Clin Pathol. 2000;113(5):669-674. doi:10.1309/LTUM-QG95-YRY3-L96U
3. Escrivá-de-Romaní S, Arumí M, Bellet M, Saura C. HER2-positive breast cancer: Current and new therapeutic strategies. The Breast. 2018;39: 80-88. doi: 10.1016/J.BREAST. 2018.03.006
4. Yang L, Chen M, Pu T, et al. The differences of clinicopathologic characteristics among subgroups of reclassified HER2 fluorescence in situhybridization (FISH) according to the ASCO/CAP 2018 breast cancer HER2 testing guidelines. J Clin Pathol. 2020;73(5). doi:10.1136/ jclinpath-2019-206222
5. Trieu PD, Mello-Thoms C, Brennan PC. Female breast cancer in Vietnam: a comparison across Asian specific regions. Cancer Biol Med. 2015;12(3). doi:10.7497/ j.issn.2095-3941. 2015.0034
6. Phan Thị Đỗ Quyên, Nguyễn Việt Cường. Đánh giá hiệu quả điều trị của liệu pháp nội tiết bổ trợ trong ung thư vú. Journal of Clinical Medicine- Hue Central Hospital. 2022;(82). doi:10.38103/jcmhch.82.14
7. Yap YS, Singh AP, Lim JHC, et al. Elucidating therapeutic molecular targets in premenopausal Asian women with recurrent breast cancers. NPJ Breast Cancer. 2018;4(1). doi:10.1038/s41523-018-0070-x
8. Aznab M, Izadi B, Amirian F, Khazaei S, Madani SH, Ramezani M. Comparison of Immunohistochemical Methods (IHC) and Fluorescent in Situ Hybridization (FISH) in the Detection of HER 2/Neu Gene in Kurdish Patients with Breast Cancer in Western Iran. Int J Hematol Oncol Stem Cell Res 2022;16(4). doi:10.18502/ ijhoscr.v16i4.10879
9. Kim JW, Kim JH, Im SA, et al. HER2/NST17 ratio and HER2 immunohistochemistry predict clinical outcome after first-line trastuzumab plus taxane chemotherapy in patients with HER2 fluorescence in situ
hybridization-positive metastatic breast cancer. Cancer Chemother Pharmacol. 2013;72(1). doi:10.1007/s00280-013-2174-1
10. Halilovic A, Verweij DI, Simons A, et al. HER2, chromosome 17 polysomy and DNA ploidy status in breast cancer; a translational study. Sci Rep. 2019;9(1):11679. Published 2019 Aug 12. doi:10.1038/s41598-019-48212-2