NGHIÊN CỨU MÔ HÌNH DỰ ĐOÁN BIẾN CỐ TÁI NHẬP VIỆN TRONG 30 NGÀY, Ở BỆNH NHÂN NHỒI MÁU CƠ TIM CẤP TẠI BỆNH VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Ngày nay, nhồi máu cơ tim (NMCT) vẫn còn là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây tử vong và tàn tật trên thế giới. Cũng như việc phân tầng nguy cơ sớm là cần thiết để có chiến lược can thiệp động mạch vành sớm, các biện pháp điều trị bệnh tối ưu và tiên lượng bệnh. Tiên lượng các biến cố tái nhập viện, sau NMCT hết sức cần thiết, để có được phương pháp dự phòng, điều trị kịp thời và phù hợp. Mục tiêu: Xác định tỷ lệ và các yếu tố liên quan biến cố tái nhập viện trong 30 ngày sau NMCT. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Bệnh nhân được chẩn đoán NMCT, tại Khoa Tim mạch can thiệp –Thần kinh, Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ. Thiết kế nghiên cứu cắt ngang. Kết quả: Sau 30 ngày theo dõi, tỷ lệ biến cố chung (45%); tái nhập viện (18,7%); tử vong (21,2%). Phương trình tiên lượng biến cố tái nhập viện: [Biến cố tái nhập viện] = -1,09*[Nhóm tuổi] + 0,029 *[Huyết áp tâm thu] - 0,102*[Phân suất tống máu thất trái] + 1,105*[Đái tháo đường]. Kết quả mô hình phân tích đường cong ROC tiên lượng biến cố tái nhập viện trong 30 ngày, diện tích dưới đường cong (AUC 0,84; KTC (0,73 –0,95); p< 0,0001); Kết luận: đánh giá trị số huyết áp tâm thu, phân suất tống máu và thời gian nhập viện có ý nghĩa trong viện tiên lượng biến cố tái nhập viện sau NMCT trong 30 ngày.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
nhồi máu cơ tim cấp (NMCT), biến cố tái nhập viện.
Tài liệu tham khảo
2. Trương Quang Định (2013), Nghiên cứu liên quan giữa Troponin T, NT-proBNP với áp lực cuối tâm trương thất trái trên thông tim và các biến cố tim mạch chính trong vòng 30 ngày ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp, Luận văn thạc sỹ y học, Trường đại học Y dược Hà Nội.
3. Trương Phi Hùng (2019), Nghiên cứu giá trị của Neutrophil Gelatinaseassociated - Lipocalin (NGAL) trong tiên đoán các biến cố tim mạch ở bệnh nhân hội chứng vành cấp. Luận án Tiến sỹ Y học, Đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh.
4. Nguyễn Lân Việt (2016), "Khuyến cáo về chẩn đoán, và điều trị Hội chứng mạch vành cấp không ST chênh lên'', Hội tim mạch học quốc gia Việt Nam.
5. An Viet Tran, Nguyet To Tran, Khue Duy Nguyen, Diem Thi Nguyen, Toan Hoang Ngo, et al (2023), "Mortality prognosis of NGAL, NTproBNP, hsTnT, and GRACE score in patients with acute coronary syndrome", IJC Heart & Vasculature, 50(2024), pp.1-6.
6. A.V. Tran, K.D. Nguyen, K.D. Nguyen, A.T. Huynh, B.L. Tran, T.H. Ngo, (2023), "Predictive performance of CHA2DS2-VASc-HS score and Framingham risk scores for coronary disease severity in ischemic heart disease patients with invasive coronary angiography", Eur. Rev. Med. Pharmacol. Sci. 2023, 27(16), pp.7629-36.
7. Cristiana Bustea, et al. (2023), “Predictors of Readmission after the First Acute Coronary Syndrome and the Risk of Recurrent Cardiovascular Events—Seven Years of Patient Follow-Up”, MDPI, 13(4), pp.950.
8. Dylan L., et al. (2022), “Event Rates and Risk Factors for Recurrent Cardiovascular Events and Mortality in a Contemporary Post Acute Coronary Syndrome Population Representing 239 234 Patients During 2005 to 2018 in the United States”, AHA Journals, 11(9), pp.22198.
9. Hajar A. Hajar Albinali, et al (2023), " Predictors of 30-Day Re-admission in Cardiac Patients at Heart Hospital, Qatar", Heart Views, 24(3), pp: 125–135.
10. Jun Wang, et al. (2022), “Prediction of major adverse cardiovascular events in patients with acute coronary syndrome: Development and validation of a non-invasive nomogram model based on autonomic nervous system assessment", Front Cardiovasc Med (2022), 9, pp. 1053470.