ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN VỚI KẾT QUẢ PHỤC HÌNH TẠM CỐ ĐỊNH BẮT VÍT SAU KHI CẤY GHÉP 04 IMPLANT TỨC THÌ Ở BỆNH NHÂN MẤT RĂNG TOÀN BỘ HÀM TRÊN

Nguyễn Hiếu Tùng1,, Trương Nhựt Khuê1
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Việc phục hình cố định cho đối tượng bệnh nhân mất răng toàn hàm ngày càng phổ biến, bên cạnh hiệu quả bảo vệ mô mềm và xương hàm, loại phục hình này còn giúp cho bệnh nhân tự tin hơn trong giao tiếp hàng ngày. Cấy ghép implant tức thì theo phương pháp "All-on-4'' kết hợp với phục hình tạm cố định với nhiều ưu điểm đang được triển khai ngày càng rộng rãi. Mục tiêu: Đánh giá một số yếu tố liên quan với sự thành công phương pháp phục hình tạm cố định bắt vít chịu lực tức thì trên 04 implant ở hai khía cạnh: sự tích hợp và mức độ tiêu xương vùng cổ implant. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 35 bệnh nhân mất răng toàn bộ hàm trên có nhu cầu phục hồi lại các răng đã mất bằng phương pháp cấy ghép 04 implant tại Bệnh viện Đa khoa Khu vực Thủ Đức trong thời gian từ ngày 20/05/2023 đến ngày 30/04/2024. Kết quả: Độ tuổi trung bình 59,6 ± 9,5, nam giới chiếm 71,4%. Tỷ lệ thành công là 94,3% sau thời gian theo dõi từ 06 – 12 tháng. Trong tổng số 140 implant được cấy ghép và chịu lực tức thì, có 97,9% các implant tích hợp xương thành công. Mức độ tiêu xương trung bình tại vùng cổ implant là 0,11 ± 0,19 mm và các yếu tố liên quan với mức độ tiêu xương bao gồm nam giới, đường kính implant lớn và tình trạng nhổ răng cấy implant tức thì. Kết luận: Phương pháp hàm tạm cố định và chịu lực tức thì trên 04 implant ở bệnh nhân mất răng toàn bộ  hàm trên cho tỉ lệ thành công cao. Mức độ tiêu xương trung bình vùng cổ implant có liên quan với giới tính, đường kính implant và tình trạng mất răng ban đầu của bệnh nhân.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bezerra F. J. D., Rodrigues J. A., Piattelli A., Iezzi G., et al. (2016), "The effect of cigarette smoking on early osseointegration of dental implants: a prospective controlled study", Clin Oral Implants Res., 27(9), pp. 1123-8.
2. Gaonkar SH, Aras MA, Chitre V, Mascarenhas K, et al. (2021), "Survival rates of axial and tilted implants in the rehabilitation of edentulous jaws using the All-on-four™ concept: A systematic review", J Indian Prosthodont Soc, 21(1), pp. 3-10.
3. Nguyễn Phú Hòa (2014), Nghiên cứu làm hàm giả tháo lắp toàn bộ có sử dụng kỹ thuật lấy dấu sơ khởi đệm và lấy dấu vành khít, Luận án Tiến sĩ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.
4. Javed F., Romanos G. E. (2009), "Impact of diabetes mellitus and glycemic control on the osseointegration of dental implants: a systematic literature review", J Periodontol, 80(11), pp. 1719-30.
5. Korsch M, Walther W, Hannig M, Bartols A (2021), "Evaluation of the surgical and prosthetic success of All-on-4 restorations: a retrospective cohort study of provisional vs. definitive immediate restorations", Int J Implant Dent, 7(1), pp. 48.
6. Lê Đức Lánh (2014), Cấy ghép nha khoa, Nhà xuất bản Y học.
7. Malo P., Rangert B., Nobre M. (2003), ""All-on-Four" immediate-function concept with Branemark System implants for completely edentulous mandibles: a retrospective clinical study", Clin Implant Dent Relat Res, 5(Suppl 1), pp. 2-9.
8. Nguyen-Hieu T., Borghetti A., Aboudharam G. (2012), "Peri-implantitis: from diagnosis to therapeutics", J Investig Clin Dent, 3(2), pp. 79-94.
9. Niedermaier R., Stelzle F., Riemann M., Bolz W., et al. (2017), "Implant-Supported Immediately Loaded Fixed Full-Arch Dentures: Evaluation of Implant Survival Rates in a Case Cohort of up to 7 Years", Clin Implant Dent Relat Res, 19(1), pp. 4-19.
10. Szabó ÁL, Nagy ÁL, Lászlófy C, Gajdács M, et al. (2022), "Distally Tilted Implants According to the All-on-Four® Treatment Concept for the Rehabilitation of Complete Edentulism: A 3.5-Year Retrospective Radiographic Study of Clinical Outcomes and Marginal Bone Level Changes", Dent J (Basel), 10(5), pp. 82.