KẾT QUẢ PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ GÃY PHỨC HỢP GÒ MÁ BẰNG NẸP VÍT NHỎ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRUNG ƯƠNG CẦN THƠ NĂM 2022-2024

Võ Bá Minh Trí1,, Lê Minh Thuận2, Trần Minh Triết2, Trần Linh Nam2, Trương Nhựt Khuê1
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
2 Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Xương gò má đóng vai trò là đường viền ở phía bên của khuôn mặt, do đó gãy phức hợp gò má có di lệch ảnh hưởng trực tiếp đến thẩm mỹ và chức năng của bệnh nhân. Nẹp vít nhỏ có thể giúp cố định vững chắc xương gò má vào các xà, trụ của khối xương sọ mặt, giúp phức hợp gò má đạt được độ vững ổn lâu dài ngay sau phẫu thuật. Mục tiêu: Đánh giá kết quả điều trị gãy phức hợp gò má di lệch kiểu tịnh tiến bằng nẹp vít nhỏ. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu can thiệp lâm sàng không nhóm chứng trên 45 bệnh nhân được chẩn đoán trên CT scan là gãy phức hợp gò má di lệch kiểu tịnh tiến tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ từ tháng 8 năm 2022 đến tháng 5 năm 2024. Kết quả: Tỉ lệ nam/nữ là 2,46; độ tuổi trung bình là 29,31 ± 10,95 tuổi; tai nạn giao thông là nguyên nhân chính gây gãy phức hợp gò má (84,4%). Các triệu chứng lâm sàng thường gặp nhất trong nghiên cứu là sưng nề, đau chói, gián đoạn xương và tê môi, má, cánh mũi (95,6% - 97,8%). Sau phẫu thuật 6 tháng, tỉ lệ bệnh nhân có kết quả tốt về giải phẫu, chức năng và thẩm mỹ lần lượt là 86,7%, 100% và 84,4%, không có bệnh nhân nào có kết quả kém; vị trí cố định không ảnh hưởng đến kết quả điều trị về tiêu chí giải phẫu (p>0,05). Kết luận: Phẫu thuật gãy phức hợp gò má bằng nẹp vít nhỏ là phương pháp điều trị hiệu quả với kết quả điều trị tốt sau 6 tháng cao.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Nguyễn Hồng Lợi, Nguyễn Văn Khánh, "Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, hình ảnh cắt lớp vi tính chùm tia hình nón và kết quả điều trị gãy phức hợp gò má xương hàm trên, gò má - cung tiếp", Tạp chí Y học Lâm Sàng. 2022. 77:22-30.
2. Nguyễn Thị Anh Phương, Trần Tấn Tài, Huỳnh Văn Dương, "Đánh giá kết quả phẫu thuật gãy phức hợp hàm - gò má theo đường rạch trán - thái dương", Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế. 2021. 11(5):99-105.
3. Chu H., Chu Y., Xu X., "Minimally invasive treatment with zygomatic complex fracture reduction by percutaneous bone hook traction", J Oral Maxillofac Surg. 2021. 79(7):1514-1527.
4. Degala S., Radhakrishna S., Dharmarajan S., "Zygomaticomaxillary fracture fixation: a prospective comparative evaluation of two-point versus three-point fixation", Oral Maxillofac Surg. 2021. 25(1):41-48.
5. Gawande M. J., Lambade P. N., Bande C., et al., "Two-Point versus Three-Point Fixation in the Management of Zygomaticomaxillary Complex Fractures: A Comparative Study", Ann Maxillofac Surg. 2021. 11(2):229-235.
6. Lee K. S., Do G. C., Shin J. B., et al., "One-point versus two-point fixation in the management of zygoma complex fractures", Arch Craniofac Surg. 2022. 23(4):171-177.
7. Rohit, Vishal, VK Prajapati, et al., "Incidence, etiology and management zygomaticomaxillary complex fracture", J Clin Exp Dent. 2021. 13(3):215-235.
8. Shokri T., Sokoya M., Cohn J. E., et al., "Single-Point Fixation for Noncomminuted Zygomaticomaxillary Complex Fractures-A 20-Year Experience", J Oral Maxillofac Surg. 2020. 78(5):778-781.