TÌNH HÌNH SUY GIẢM VẬN ĐỘNG, MỨC ĐỘ PHỤ THUỘC THEO THANG ĐIỂM BARTHEL VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở BỆNH NHÂN SAU NHỒI MÁU NÃO

Phạm Thị Ngọc Hân1,2,, Võ Huỳnh Trang1
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
2 Bệnh viện Y Dược Cổ truyền - Phục hồi chức năng tỉnh Cà Mau

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Tại Việt Nam, nhồi máu não có thể gây chết người nhanh chóng nhưng nhiều khi để lại di chứng tàn phế, tạo gánh nặng cho bệnh nhân và gia đình. Nhiều y văn và nghiên cứu ghi nhận tình hình suy giảm vận động do nhồi máu não rất cao ở Việt Nam, nhưng đánh giá mức độ phụ thuộc của bệnh nhân sau nhồi máu não cũng như các yếu tố liên quan vẫn chưa được ghi nhận nhiều. Mục tiêu: Đánh giá tình hình suy giảm vận động, mức độ phụ thuộc theo thang điểm Barthel và một số yếu tố liên quan ở bệnh nhân sau nhồi máu não tại Bệnh viện Y Dược Cổ truyền - Phục hồi chức năng tỉnh Cà Mau năm 2023. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu báo cáo hàng loạt ca trên 88 bệnh nhân sau nhồi máu não có suy giảm vận động được điều trị tại Bệnh viện Y Dược Cổ truyền - Phục hồi chức năng tỉnh Cà Mau năm 2023. Kết quả: Độ tuổi trung bình trong nghiên cứu 62,3±10,1 tuổi, nhóm tuổi ≥60 chiếm ưu thế 69,3%. Nữ giới chiếm nhiều hơn nam giới với tỷ lệ nữ/nam là 1,3. Tỷ lệ mắc tăng huyết áp và đái tháo đường lần lượt 65,9% và 6,8%. Tỷ lệ bệnh nhân bị liệt bên trái chiếm cao hơn bên phải (51% so với 49%). Đánh giá vận động theo thang điểm Barthel, hầu hết bệnh nhân hoạt động phụ thuộc ít với 55 bệnh nhân (chiếm 62,5%). Mặt khác, nghiên cứu chưa ghi nhận mối liên quan giữa các yếu tố (tuổi, giới tính, nghề nghiệp, thời gian đến viện và bên liệt) và mức độ phụ thuộc theo thang điểm Barthel (p>0,005). Kết luận: Thang điểm Barthel vẫn là thang điểm quan trọng trong dự báo mức độ phụ thuộc của bệnh nhân sau nhồi máu não. Ngoài ra, cần có nhiều nghiên cứu lớn hơn với thiết kế cao cấp hơn nhằm đánh giá một cách khách quan.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

. Hà Quang Bình, Dương Phúc Lam. Nghiên tình hình đột quỵ não, yếu tố liên quan và đánh giá kết quả can thiệp quản lý điều trị ở bệnh nhân đột quy thiếu máu não tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Sóc Trăng năm 2020-2021. Tạp chí Y Dược học Cần Thơ. 2021. 41.89-95.
2. Nguyễn Thị Việt Hà, Phạm Văn Minh. Đánh giá kết quả phục hồi chức năng thần kinh trên bệnh nhân độ quỵ nhồi máu não bằng liệu pháp oxy cao áp. Tạp chí Y học Việt Nam. 2021.504(2), 104-108. https://doi.org/10.51298/vmj.v504i2.916
3. Nguyễn Thị Thu Hiền, Cao Thị Dung, Trần Thị Hồng Xiêm, cộng sự. Nhận xét đặc điểm lâm sàng và mức độ hoạt động độc lập trong sinh hoạt hàng ngày theo thang điểm barthel của người bệnh tai biến mạch máu não tại bệnh viện đa khoa tỉnh thái bình năm 2019, Khoa học Điều dưỡng. 2019. 3(4). 77-84.
4. Nguyễn Thị Huệ, Phạm Văn Minh. Đánh giá kết quả phục hồi khả năng đi trên bệnh nhân liệt nửa người do nhồi máu não. Tạp chí Y học Việt Nam. 2019. 504(1).166-169. https://doi.org/ 10.51298/ vmj.v504i1.858
5. Trần Thanh Phong, Nguyễn Trung Kiên. Nghiên cứu tình hình suy giảm vận động theo thang điểm Barthel và đánh giá kết quảphục hồi chức năng vận động trên bệnh nhân sau đột quỵ não tại Bệnh viện Đa khoa Trung tâm An Giang năm 2020-2021. Tạp chí Y Dược học Cần Thơ. 2021. 43. 160-164.
6. Nguyễn Phương Sinh, Vũ Thị Tâm. Chất lượng cuộc sống của bệnh nhân tai biến mạch máu não sau điều trị và một số yếu tố liên quan tại khoa Phục hồi chức năng Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên năm 2017. Tạp chí Y học Việt Nam. 2018. 462. 90-94.
7. Nguyễn Thị Thanh Thư, Nguyễn Thị Kim Liên. Đánh giá kết quả hoạt động trị liệu trong phục hồi chức năng sinh hoạt hàng ngày ở bệnh nhân nhồi máu não trên lều. Tạp chí Y học Việt Nam. 2021. 506(2) .245-249. https://doi.org/ 10.51298/ vmj.v506i2.1287
8. Đặng Nguyễn Minh Trang. Khảo sát mức độ độc lập trong sinh hoạt hằng ngày của người bệnh sau đột quỵ não tại Bệnh viện Trường Đại học Y - Dược Huế, Luận văn Thạc sĩ y học. Trường Đại học Y Dược Huế. 2022.
9. Nguyễn Văn Tuấn. Nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng hình ảnh CT sọ não và rối loạn natri, kali huyết thanh trên bệnh nhân đột quỵ có rối loạn ý thức. Nội san Thần kinh học. 2021. 1. 23-31.
10. Venketasubramanian N., et al. Stroke epidemiology in south, east, and south-east Asia: a review. Journal of stroke. 2017. 19(3). 286.