KHẢO SÁT TÁC ĐỘNG SỚM CỦA GIÁC HƠI ĐỐI VỚI NHỊP TIM, BIẾN THIÊN TẦN SỐ TIM, HUYẾT ÁP, ĐỘ BÃO HÒA OXY MÁU VÀ NHIỆT ĐỘ DA TRÊN TÌNH NGUYỆN VIÊN KHỎE MẠNH

Võ Trọng Tuân1,, Dương Thị Ngọc Lan1, Nguyễn Thị Như Quỳnh1, Hạ Chí Lộc1
1 Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục đích: Khảo sát tác động sớm của giác hơi đối với nhịp tim, biến thiên tần số tim, huyết áp, độ bão hòa oxy máu và nhiệt độ da trên tình nguyện viên khỏe mạnh. Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu thí điểm được thực hiện trên 60 tình nguyện khỏe mạnh từ tháng 08/2023 đến 08/2024. Mỗi nhóm 30 người, thực hiện giác hơi thời gian 5 phút tại 5 vị trí Đại Chùy, Phế Du (2 bên), Cách Du (2 bên), gồm 2 nhóm. Nhóm A (nhóm giác lửa): sử dụng giác hơi bằng lửa, nhóm B (nhóm giác chân không): sử dụng giác hơi bằng hút chân không. trong Dữ liệu thu thập các đặc điểm sinh lý cơ bản trên người khỏe mạnh gồm: nhịp tim, huyết áp, SpO2, các chỉ số biến thiên nhịp tim và nhiệt độ da. Kết quả: Nhịp tim, huyết áp tâm thu, huyết áp tâm trương giảm ở cả 2 nhóm sau giác. SpO2 ở nhóm giác lửa tăng 0,09 trong khi nhóm giác chân không giảm 0,32. Nhiệt độ da nhóm giác lửa (0.79°C) tăng nhiều hơn nhóm giác chân không (0.38°C), khác biệt không có ý nghĩa thống kê.  Kết luận: Giác chân không và giác lửa trong thời gian 5 phút không có sự khác biệt rõ rệt về các đặc điểm sinh lý cơ bản. Bước đầu cho thấy trong thời gian 5 phút có sự chênh lệch nhiệt độ, tăng nhiều ở nhóm giác lửa, tuy nhiên chưa có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Yaser Hamzehnejadi PMS, Mina Mahmoodabadi, Mahlagha Dehghan. Effect of Massage and Dry Cupping on Hemodynamic Parameters of Cardiac Patients: A Randomized Controlled Trial. Journal of Chiropractic Medicin. 2023; 22:60-71.
2. Ali Ismail AM AA, Abdelhalim Elfahl AM. Immediate effect of interscapular cupping on blood pressure, oxygen saturation, pulse rate and chest expansion in sedentary smoker students. Journal of complementary & integrative medicine. 2021;18:391-396. .
3. Võ Trọng Tuân, Nguyễn Thị Anh Đào. Xoa bóp bấm huyệt. NXB Y học. 2021.
4. Al-Bedah AMN EI, Qureshi NA, Aboushanab TS, Ali GIM, et al. The medical perspective of cupping therapy: Effects and mechanisms of action. J Tradit Complement Med. 2018; 9:90-97.
5. Jing-Shia Tang, Chi-Wen Lung, Fang-Hsin Lee. The Influence of Dry Cupping of Differing Intensities on Heart Rate Variability. Advances in Intelligent Systems and Computing. 2018; 792:309-317.
6. Vuksanović V, Sheppard LW, Stefanovska A. Nonlinear relationship between level of blood flow and skin temperature for different dynamics of temperature change. Biophysical journal. 2008; 94:78-80.
7. Cage, Stephen A.; Warner, Brandon J.; and Gallegos, D. Mitchelle. Effect of Cupping Therapy on Skin Surface Temperature in Healthy Individuals. Journal of Sports Medicine and Allied Health Sciences: Official Journal of the Ohio Athletic Trainers Association. Vol. 5; 2020.