ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ THEO KHUYẾN CÁO HỘI TIM MẠCH HỌC VIỆT NAM NĂM 2022 Ở BỆNH NHÂN SUY TIM PHÂN SUẤT TỐNG MÁU GIẢM SAU 6 THÁNG KHỞI TRỊ TẠI BỆNH VIỆN TRIỀU AN NĂM 2023-2024

Lâm Văn Linh1,, Huỳnh Kim Phượng2, Nguyễn Văn Hoàng2
1 Bệnh viện Triều An
2 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Ở Việt Nam, ước tính khoảng 320.000 đến 1,6 triệu người mắc bệnh suy tim; chiếm 1-1,5% dân số. Suy tim phân suất tống máu giảm chiếm hơn 50% trường hợp suy tim. Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá kết quả điều trị theo khuyến cáo Hội Tim Mạch Học Việt Nam năm 2022 ở bệnh nhân suy tim phân suất tống máu giảm sau 6 tháng khởi trị tại bệnh viện Triều An năm 2023-2024. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 100 bệnh nhân suy tim phân suất tống máu giảm điều trị tại  Khoa Tim mạch và Phòng Khám ngoại trú tim Mạch Bệnh viện Triều An từ tháng 6 năm 2023 đến tháng 4 năm 2024. Kết quả: Sau 6 tháng khởi trị, có 48,0% bệnh nhân cải thiện phân độ suy tim NYHA; Tỷ lệ đạt mục tiêu về nhịp tim (≤70 lần/phút) tăng từ 25,0% lên 40,0% (p <0,05). 60,0% bệnh nhân cải thiện phân suất tống máu, không có trường hợp tử vong trong thời gian theo dõi. Có 14,0% bệnh nhân tái nhập viện trong vòng 6 tháng do nguyên nhân tim mạch. Kết luận: Có sự cải thiện phân độ suy tim NYHA, cải thiện phân suất tống máu ở bệnh nhân suy tim phân suất tống máu giảm điều trị theo khuyến cáo của Hội Tim mạch học Việt Nam năm 2022 tại Bệnh viện Triều An. Không có trường hợp tử vong.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Phạm Trương Mỹ Dung (2022), Tối ưu hoá điều trị thuốc trong suy tim phân suất tống máu giảm theo đồng thuận trường môn tim Hoa Kỳ 2021, Luận văn Chuyên khoa cấp 2, Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh.
2. Huỳnh Đông Nhựt (2019), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá hiệu quả điều trị của thuốc chẹn beta trên bệnh nhân suy tim mạn có phân suất tống máu giảm tại Bệnh viện Tim mạch An Giang, Luận văn Chuyên khoa cấp 2, Trường Đại học Y dược Cần Thơ.
3. Phan Đình Phong (2024), “Thực trạng sử dụng các nhóm thuốc nền tảng trong điều trị suy tim mạn tính có phân suất tống máu giảm tại Khoa Khám bệnh - Bệnh viện Bạch Mai”, Tạp Chí Y học Việt Nam, 535(1B). tr. 238-243.
4. Nguyễn Duy Toàn (2017), Nghiên cứu rối loạn nhịp tim và rối loạn dẫn truyền trong thất ở bệnh nhân suy tim mạn tính có giảm phân số tống máu thất trái, Luận án tiến sĩ y học, Học viện Quân y.
5. Phạm Nguyễn Vinh, Phạm Mạnh Hùng, Đặng Vạn Phước và cộng sự (2022), “Khuyến cáo của Hội Tim Mạch Quốc Gia Việt Nam về chẩn đoán và điều trị suy tim cấp và suy tim mạn”.
6. Abdin A., Bauersachs J., Soltani S., et al. (2023), “A practical approach to the guideline-directed pharmacological treatment of heart failure with reduced ejection fraction”, ESC Heart Failure, 10, pp. 24-31.
7. Cleland J. G. F., Bunting K. V. , Flather M. D., et al. (2018), “Beta-blockers for heart failure with reduced, mid-range, and preserved ejection fraction: an individual patient-level analysis of double-blind randomized trials”, European Heart Journal, 39(1), pp. 26-35.
8. Diamant M.J., Virani S.A., MacKenzie W.J., et al. (2019), “Medical therapy doses at hospital discharge in patients with existing and de novo heart failure”, ESC Heart Fail, 6(4), pp. 774-783.
9. Greene S.J., Triana T.S., Ionescu-Ittu R., et al. (2020), “In-Hospital Therapy for Heart Failure With Reduced Ejection Fraction in the United State”, JACC Heart Fail, 8(11), pp. 943-953.
10. Harrington J., Sun J.L., Fonarow G.C., et al. (2023), “Clinical Profile, Health Care Costs, and Outcomes of Patients Hospitalized for Heart Failure With Severely Reduced Ejection Fraction”, J Am Heart Assoc, 12, pp. e028820.