MÔ HÌNH DỰ BÁO NGUY CƠ TÉ NGÃ CỦA NGƯỜI BỆNH TẠI BỆNH VIỆN: NGHIÊN CỨU ĐA TRUNG TÂM TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Nguyễn Thành Luân1,, Tô Gia Kiên1, Tăng Chí Thượng2, Võ Trần Trọng Bình1
1 Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
2 Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Nghiên cứu đa trung tâm được thực hiện nhằm thu thập số liệu thực tế và xác định các yếu tố liên quan đến té ngã, từ đó xây dựng mô hình dự báo nguy cơ té ngã đặc thù cho người bệnh Việt Nam. Phương pháp: Nghiên cứu bệnh chứng tại 9 bệnh viện công lập ở TP.HCM, sử dụng phân tích hồi quy Logistic để xác định các yếu tố liên quan và xây dựng mô hình đa biến. Mô hình được đánh giá nội bộ bằng phương pháp Bootstrap với 100 lần lặp lại. Kết quả: Phân tích hồi quy đơn biến xác định 18 yếu tố nguy cơ có ý nghĩa thống kê (p <0,05). Dựa trên các yếu tố này, một mô hình dự đoán đã được phát triển. Đánh giá nội bộ bằng Bootstrap cho thấy mô hình có độ chính xác cao và sự khác biệt so với thực tế không đáng kể, chứng tỏ tính tin cậy và giá trị cao của mô hình. Kết luận: Nghiên cứu đã xác định các yếu tố nguy cơ tiềm năng và phát triển mô hình dự báo nguy cơ té ngã dành riêng cho người bệnh tại Việt Nam, giúp hoàn thiện công cụ đánh giá nguy cơ té ngã.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Centers for Disease Control and Prevention. Important Facts about Falls. 2017; https://www.cdc.gov/homeandrecreationalsafety/falls/adultfalls.html. Accessed 10/02/2017
2. Najafpour Z, Godarzi Z, Arab M, Yaseri M. Risk Factors for Falls in Hospital In-Patients: A Prospective Nested Case Control Study. International journal of health policy and management. 2019;8(5):300-306.
3. Krauss MJ, Evanoff B, Hitcho E, et al. A case-control study of patient, medication, and care-related risk factors for inpatient falls. Journal of general internal medicine. 2005;20(2):116-122.
4. Tinetti M. E., Gordon C., Sogolow E., al e. Fall-risk evaluation and management: challenges in adopting geriatric care practices. The Gerontologist. 2006;46(6):717-725.
5. Tatiane B. R. DOM, Falvia de O. M. M. ER. Medication-related inpatient falls: a critical review. Brazilian Journal of Pharmaceutical Sciences. 2018;vol.54(1):pp.1-18.
6. Kim YJ, Choi KO, Cho SH, Kim SJ. Validity of the Morse Fall Scale and the Johns Hopkins Fall Risk Assessment Tool for fall risk assessment in an acute care setting. Journal of clinical nursing. 2022;31(23-24):3584-3594.
7. Baek S, Piao J, Jin Y, Lee SM. Validity of the Morse Fall Scale implemented in an electronic medical record system. Journal of clinical nursing. 2014;23(17-18):2434-2440.
8. Damoiseaux-Volman BA, van Schoor NM, Medlock S, Romijn JA, van der Velde N, Abu-Hanna A. External validation of the Johns Hopkins Fall Risk Assessment Tool in older Dutch hospitalized patients. Eur Geriatr Med. 2023;14(1):69-77.