KẾT QUẢ PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ THIẾU MÁU CHI DƯỚI MẠN TÍNH DO TẮC CHẠC BA ĐỘNG MẠCH CHỦ - CHẬU TẠI BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ VIỆT ĐỨC GIAI ĐOẠN 2015 – 2023

Dương Đức Hùng1,2, Phạm Quốc Hoa2, Phùng Duy Hồng Sơn1,2,, Nguyễn Duy Thắng2, Dương Ngọc Thắng1,2
1 Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức
2 Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục đích: Nhận xét kết quả phẫu thuật điều trị bệnh lý thiếu máu chi dưới do tắc chạc chạc ba động mạch chủ - chậu tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức giai đoạn 2015–2023. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả hồi cứu  các bệnh nhân thiếu máu chi dưới mạn tính do tắc chạc ba động mạch chủ - chậu được phẫu thuật tại khoa phẫu thuật tim mạch – lồng ngực Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, trong khoảng thời gian từ tháng 1 năm 2015 đến tháng 05 năm 2023. Kết quả: Có 60 bệnh nhân đủ tiêu chuẩn nghiên cứu. Nam giới chiếm 95,0%, tuổi trung bình 64,6 ± 9,0. 30 (50,0%) bệnh nhân có tiền sử sử dụng thuốc lá và 29 (48,3%) bệnh nhân có tiền sử tăng huyết áp. Đau cách hồi là lý do vào viện của 86,7% bệnh nhân, 39(65,0%) bệnh nhân ở thiếu máu giai đoạn III, 21(35,0%) bệnh nhân ở giai đoạn IV. 100% bệnh nhân được chụp cắt lớp vi tính động mạch chủ bụng và mạch máu chi dưới. Phẫu thuật bắc cầu chủ đùi 2 bên bằng đoạn mạch nhân tạo là phương pháp được sử dụng nhiều nhất với 45(75,0%) bệnh nhân, có 03(5,0%) bệnh nhân tử vong trong 30 ngày sau mổ. Tình trạng thiếu máu chi sau mổ cải thiện rõ rệt. Kết luận: Đa số bệnh nhân mắc bệnh thiếu máu mạn tính chi dưới do tắc chạc ba động mạch chủ - chậu là nam giới (95,0%), cao tuổi, có tiền sử hút thuốc lá, cao huyết áp. Bệnh nhân thường nhập viện giai đoạn muộn, chụp cắt lớp vi tính đa dãy dựng hình là phương pháp cận lâm sàng quan trọng. Các phương pháp phẫu thuật cho kết quả tốt.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Leriche R, Morel A. The Syndrome of Thrombotic Obliteration of the Aortic Bifurcation. Annals of Surgery. 1948;127(2):193-206.
2. Brewster DC. Current controversies in the management of aortoiliac occlusive disease. Journal of Vascular Surgery. 1997;25(2):365-379.
3. Ahmed S, Raman SP, Fishman EK. CT angiography and 3D imaging in aortoiliac occlusive disease: collateral pathways in Leriche syndrome. Abdom Radiol. 2017;42(9):2346-2357.
4. Statement on ASA Physical Status Classification System. Accessed June 18, 2024.
5. Choudhry AJ, Shaw PM. Endovascular Aorto-Iliac Reconstruction vs. Aortobifemoral Bypass as First Choice for a Durable Revascularization for Aorto-Iliac Occlusive Disease. Vasc Endovascular Surg. 2023;57(1):88-92.
6. Sharma G, Scully RE, Shah SK, et al. Thirty-year trends in aortofemoral bypass for aortoiliac occlusive disease. Journal of Vascular Surgery. 2018;68(6):1796-1804.e2.
7. Rocha-Neves J, Ferreira A, Sousa J, et al. Endovascular Approach Versus Aortobifemoral Bypass Grafting: Outcomes in Extensive Aortoiliac Occlusive Disease. Vasc Endovascular Surg. 2020;54(2):102-110.
8. Allen AJ, Russell D, Lombardi ME, et al. Gender Disparities in Aortoiliac Revascularization in Patients with Aortoiliac Occlusive Disease. Ann Vasc Surg. 2022;86:199-209.
9. Vries SO de, Hunink MGM. Results of aortic bifurcation grafts for aortoiliac occlusive disease: A meta-analysis. Journal of Vascular Surgery. 1997;26(4):558-569.