MÁU TỤ DƯỚI MÀNG CỨNG MẠN TÍNH: KHÁC BIỆT GIỮA MỘT BÊN VÀ HAI BÊN

Đỗ Khắc Hậu1,, Lê Ngọc Vũ2, Phạm Ngọc Hào3, Nguyễn Thành Bắc3
1 Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
2 Học viện Quân Y
3 Bệnh viện Quân y 103

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu nghiên cứu: làm rõ sự khác biệt giữa máu tụ dưới màng cứng mạn tính một bên và hai bên liên quan đến các yếu tố tiền sử, dịch tễ, biểu hiện trên lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Chúng tôi tiến hành nghiên cứu tất cả các bệnh nhân máu tụ dưới màng cứng mạn tính được phẫu thuật tại Bệnh viện Quân Y 103 và bệnh viện Trung ương Quân đội 108 trong thời gian 1/2022-1/2024. Kết quả: Trong 146 bệnh nhân, 47 trường hợp (32,2%) có máu tụ hai bên bán cầu. Triệu chứng liệt nửa người và rối loạn nhân thức ở nhóm máu tụ một bên là 71,7% và 13,1%, cao hơn đáng kể so với nhóm máu tụ hai bên là 53,2% và 2,1% (p=0,039 và p=0,037). Trên phim chụp CLVT: Độ dày máu tụ và đè đẩy đường giữa ở nhóm một bên cao hơn ở nhóm hai bên (p = 0,001 và p = 0,000). Ở nhóm máu tụ DMC mạn tính một bên, chủ yếu gặp tổn thương giảm tỷ trọng (41,4%) trong khi ở nhóm máu tụ DMC mạn tính hai bên tổn thương chủ yếu là hỗn hợp tỷ trọng. Kết luận: Về lâm sàng, không có sự khác biệt về đặc điểm tuổi, giới, bệnh lý nền giữa nhóm tổn thương một và hai bán cầu; tuy vậy nhóm tụ máu một bên thường có biểu hiện liệt nửa người và rối loạn nhân thức hơn. Đặc điểm tổn thương trên cắt lớp vi tính (độ dày, di lệch đường giữa, tỷ trọng) có sự khác biệt giữa hai nhóm này.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Bùi Quang Tuyển. Máu tụ dưới màng cứng mạn tính. Chấn thương sọ não. Nhà xuất bản Y học; 2014: 113-158.
2. Lê Xuân Dương, Nguyễn Khắc Hiếu. Nghiên Cứu đặc điểm lâm sàng, hình ảnh cắt lớp vi tính sọ não và kết quả điều trị phẫu thuật máu tụ dưới màng cứng mạn tính. Tạp chí Y dược lâm sàng 108 2022, 17(4):105-111.
3. Nguyễn Xuân Phương, Trần Mạch Cường. Đánh giá kết quả phẫu thuật máu tụ dưới màng cứng mạn tính bằng phương pháp khoan sọ một lỗ-bơm rửa dẫn lưu kín tại bệnh viện Quân y 103. Tạp chí Y học Việt Nam 2023 2023, 531(1B):51-54.
4. Kidangan GS, Thavara BD, Rajagopalawarrier B. Bedside percutaneous twist drill craniostomy of chronic subdural hematoma—A single-center study. Journal of Neurosciences in Rural Practice 2020, 11(01):084-088.
5. Jeong SI, Kim SO, Won YS, et al. Clinical analysis of risk factors for recurrence in patients with chronic subdural hematoma undergoing burr hole trephination. Korean Journal of Neurotrauma 2014, 10(1):15.
6. Ge R, Shen J. Gender-Specific Differences in Chronic Subdural Hematoma. J Craniofac Surg 2023, 34(2):e124-e128.
7. Hsieh CT, Su IC, Hsu SK, et al. Chronic subdural hematoma: Differences between unilateral and bilateral occurrence. J Clin Neurosci 2016, 34:252-258.
8. Park HS, Park ES, Park JB, et al. Chronic Subdural Hematomas: Comparison between Unilateral and Bilateral Involvement. Korean J Neurotrauma 2014, 10(2):55-59.
9. Mori K, Maeda M. Surgical treatment of chronic subdural hematoma in 500 consecutive cases: clinical characteristics, surgical outcome, complications, and recurrence rate. Neurol Med Chir (Tokyo) 2001, 41(8):371-381.