ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG Ở NGƯỜI BỆNH LẠC NỘI MẠC TỬ CUNG ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ ĐA KHOA NGHỆ AN NĂM 2023 - 2024

Lê Thị Thanh Tâm1,, Đinh Văn Sinh2, Trần Bảo Ngọc1
1 Trường Đại học Y khoa Vinh
2 Bệnh viện Hữu Nghị Đa khoa Nghệ An

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở những người bệnh được điều trị lạc nội mạc tử cung tại Bệnh viện Hữu Nghị Đa khoa Nghệ An năm 2023-2024. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 42 người bệnh điều trị lạc nội mạc tử cung tại Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An, từ 01/01/2023 - 30/04/2024. Kết quả: Trong 42 người bệnh LNMTC tham gia nghiên cứu, đa số (92.8%) đã từng sinh con. Đa số có đau bụng kinh (95,2%) và/hoặc đau vùng chậu không theo chu kỳ (90,5%). Tần suất giao hợp sâu đau gặp ở 21,4% số người, ra máu bất thường ngoài kỳ kinh chiếm 31% và 28,6% số người có vô sinh. Tần suất phát hiện có khối u buồng trứng qua khám lâm sàng 52,4%; 45,2% số ca có tử cung lớn, 38,1% số ca có tử cung di động kém. Tần suất gặp người bệnh có nồng độ CA125 ≥ 35 UI/ml là 90%. LNMTC tại buồng trứng chiếm 52,4% (ở 1 bên chiếm 38,1%, ở cả 2 bên chiếm 14,3%); LNMTC tại cơ tử cung chiếm 47,6%. Đối với LNMTC tại buồng trứng, hình ảnh “gương mờ” trên siêu âm chiếm tỷ lệ cao nhất (68,2%). Đối với LNMTC tại cơ tử cung, hình ảnh ổ “hỗn hợp âm” hoặc hồi âm “không đồng nhất” trên siêu âm chiếm tỷ lệ cao nhất (45,0%). Đường kính trung bình khối LNMTC trên siêu âm là 51,67 ± 17,51mm. Kết luận: LNMTC thường gặp ở người đã từng sinh con, đặc điểm lâm sàng thường gặp là đau bụng kinh và/hoặc đau vùng chậu không theo chu kỳ, đa số trường hợp đến khám khi khối LNMTC đã có thể phát hiện được qua khám lâm sàng. Đa số hình ảnh LNMTC buồng trứng trên siêu âm là “gương mờ”, LNMTC ở cơ tử cung là hình ảnh hồi âm không đồng nhất, kích thước trung bình của các khối LNMTC 51,67 ± 17,51mm. Nhìn chung, đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng ở người bệnh LNMTC đa dạng, phụ thuộc và giai đoạn xuất hiện bệnh.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Bộ Y tế Việt Nam (2017), “Lạc nội mạc tử cung”, Hướng dẫn Quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, NXB Thanh Hóa, tr 199-201.
2. Dechaud H., Dechanet C., Brunet C. et al (2009), “Endometriosis and in vitro fertilisation: A review”, Gynecological Endocrinology, 25(11), pg 717–721.
3. Phạm Huy Hiền Hào và cs (2018), “Điều trị phẫu thuật u lạc nội mạc tử cung ở buồng trứng tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương”, Tạp chí Phụ sản, 16(01), tr 111-116.
4. Hoàng Thị Liên Châu (2013), “Nghiên cứu kết quả điều trị u lạc nội mạc tử cung tái phát tại Khoa Phụ Sản Bệnh viện Trung ương Huế”, Luận văn chuyên khoa II, Trường Đại học Y Dược Huế, Đại học Huế.
5. Trần Đình Vinh (2011), “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và giá trị của siêu âm Doppler màu trong chẩn đoán và theo dõi kết quả điều trị u lạc nội mạc tử cung”, Luận án Tiến sĩ, Trường Đại học Y Dược Huế, Đại học Huế.
6. Nguyễn Đắc Hưng và cs (2020), “Nghiên cứu đặc điểm u lạc nội mạc tử cung buồng trứng ở các trường hợp vô sinh”, Tạp chí Phụ sản, 18(04), tr 41-47.