NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG RĂNG KHÔN HÀM DƯỚI Ở SINH VIÊN HỌC VIỆN QUÂN Y NĂM THỨ 3, NĂM HỌC 2022-2023

Nguyễn Trọng Đức1, Nguyễn Trọng Nghĩa1,
1 Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng của răng khôn hàm dưới (RKHD) ở sinh viên Học viện Quân y năm thứ 3, năm học 2022-2023. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 151 sinh viên Học viện Quân y được phỏng vấn và khám lâm sàng để đánh giá các đặc điểm chung và đặc điểm lâm sàng của RKHD. Kết quả nghiên cứu: Nam giới là 136/151 chiếm 90,07%, nữ giới là 15/151 chiếm 9,93%. Độ tuổi từ 21÷26 tuổi, trong đó chủ yếu là 21 tuổi chiếm 86,75%. Trong tổng số 302 RKHD của 151 sinh viên, có 222 răng mọc lệch (chiếm 73,51%) và 80 răng mọc thẳng (chiếm 26,49%). tỷ lệ RKHD mọc lệch bên phải chiếm 48,65% và mọc lệch bên trái chiếm 51,35%. Mọc lệch gần chiếm tỷ lệ cao nhất (bên trái với 85/151 chiếm 56,29%, bên phải với 81/151 chiếm 53,64%), sau đấy là mọc thẳng (bên trái với 46/151 chiếm 30,46%, bên phải với 58/151 chiếm 38,43%). Kết luận: Nghiên cứu đã đưa ra bằng chứng về đặc điểm lâm sàng của RKHD ở sinh viên Học viện Quân y khóa học 2022-2023 là cơ sở cho định hướng điều trị trên lâm sàng.


 

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Hashemipour MA, Tahmasbi-Arashlow M, Fahimi-Hanzaei F (2013). Incidence of impacted mandibular and maxillary third molars: a radiographic study in a Southeast Iran population. Med Oral Patol Oral Cir Bucal. 18(1):e140-145.
2. Phạm Như Hải (1999). Nhận xét tình trạng răng khôn hàm dưới mọc lệch ngầm ở sinh viên lứa tuổi 18-25 và xử trí, Luận văn thạc sỹ Y học, trường ĐHY Hà Nội.
3. Nguyễn Vũ Trung (2009). Nhận xét đặc điểm lâm sàng, hình ảnh X-Quang và đánh giá kết quả phẫu thuật lấy răng khôn hàm trên lệch. Luận văn thạc sĩ y khoa chuyên ngành Răng Hàm Mặt, trường Đại học Y Hà Nội, tr. 44-62.
4. Đinh Thị Thanh Thủy (2017). Tình trạng răng khôn hàm dưới mọc lệch, ngầm ở các dạng hình thái mặt theo chiều trước sau. Khóa luận tốt nghiệp, trường Đại học Y Dược Tp. Hồ Chí Minh.
5. Đinh Thị Thanh Thủy và Nguyễn Thị Bích Lý (2018). Tình trạng răng khôn hàm dưới mọc lệch, ngầm ở các dạng hình thái mặt theo chiều trước sau. Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh, 2(s22): 55-61.
6. Nguyễn Y Duyên (1995). Góp phần nghiên cứu viêm nhiễm vùng hàm mặt do biến chứng RKHD, Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ, Đại Học Y Hà Nội.
7. Phạm Như Hải (1999). Nhận xét tình hình RKHD mọc lệch ngầm ở sinh viên lứa tuổi 18-25 và xử trí. Luận văn tốt nghiệp thạc sỹ, Trường Đại học Y Hà Nội.
8. Mai Đình Hưng (1996). Phân loại các loại răng mọc ngầm, răng mọc lệch và răng mọc tại chỗ, giáo trình giảng dạy Răng Hàm Mặt. Bộ môn Răng Hàm Mặt, Đại học Y Hà Nội.
9. Lê Ngọc Thanh (2005). Nhận xét đặc điểm lâm sàng, X.Quang và đánh giá kết quả phẫu thuật RKHD mọc lệch, mọc ngầm. Luận văn tốt nghiệp thạc sỹ, Đại học Y Hà Nội.
10. Lê Nho Chuyên (2016). Đặc điểm hình thái của răng khôn hàm dưới mọc lệch, ngầm và biến chứng tới răng hàm lớn thứ hai hàm dưới trên phim panorama tại khoa răng hàm mặt bệnh viện GTVT 2015-2016. Khóa luận tốt nghiệp bác sĩ y khoa, Trường Đại học Y Hà Nội.