ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ BỆNH NHÂN COVID-19 NẶNG CẦN HỖ TRỢ OXY DÒNG CAO QUA CANUYL MŨI (HFNC)

Thân Mạnh Hùng1,2,, Trần Thị Thanh Phương2
1 Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương
2 Trường Đại học Y Dược – Đại học Quốc Gia Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Sử dụng Oxy lưu lượng cao qua Canuyl mũi (HFNC - High-Flow Nasal Cannula) giúp giảm tỷ lệ thở máy xâm nhập và tử vong ở bệnh nhân COVID-19 nặng. Mục tiêu: Mô tả một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị bệnh nhân COVID-19 nặng sử dụng HFNC. Phương pháp: Hồi cứu, thu thập, phân tích số liệu lâm sàng, cận lâm sàng liên quan đến kết quả điều trị bệnh nhân COVID-19 dùng HFNC từ tháng 4/2021 đến 12/2023 tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương. Kết quả: Tuổi trung bình của nhóm nghiên cứu là 65 ± 16,4, chủ yếu ở nhóm 61- 80 tuổi (chiếm 54,2%). Bệnh nền chiếm 71,1%, hay gặp nhất là tăng huyết áp (43,4%) và đái tháo đường (25,3%). Tỷ lệ thành công của HFNC là 41% (34/83). Sốt (57,5%) và khó thở (88%) là 2 triệu chứng lâm sàng thường gặp, triệu chứng ít gặp là mất khứu giác (3,6%). Tăng D-dimer gặp phổ biến (71,1%). 95% bệnh nhân có tổn thương phổi trên CT ngực, trong đó chủ yếu tổn thương cả 2 phổi. Tại thời điểm T2, nhịp thở ở nhóm thất bại cao hơn nhóm thành công (p<0,05). SpO2, PaO2 và PaO2/FiO2 ở nhóm thất bại thấp hơn nhóm thành công (p<0,05). Thời gian thở HFNC ở nhóm thành công dài hơn nhóm thất bại. Kết luận: HFNC giúp giảm các triệu chứng lâm sàng cũng như cải thiện tình trạng giảm Oxy hoá máu.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Guan, W.-j., Z.-y. Ni, Y. Hu, et al., (2020). Clinical characteristics of 2019 novel coronavirus infection in China. medRxiv.
2. WHO, COVID-19 Weekly Epidemiological Update_97. 2022. p. 23.
3. Rajesh T. Gandhi, M.D., M.D. John B. Lynch, M.P.H., et al., (2020). Mild or Moderate Covid-19. New England Journal of Medicine, 383(18), 1757-1766.
4. Le Pape, S., S. Savart, F. Arrivé, et al., (2023). High-flow nasal cannula oxygen versus conventional oxygen therapy for acute respiratory failure due to COVID-19: a systematic review and meta- analysis. Annals of Intensive Care, 13(1), 114.
5. Geng, S., Q. Mei, C. Zhu, et al., (2020). High flow nasal cannula is a good treatment option for COVID-19. 49(5), 444-445.
6. Duan, J., J. Zeng, P. Deng, et al., (2021). High-flow nasal cannula for COVID-19 patients: a multicenter retrospective study in China. 8, 639100.
7. Obradović, D., A. Milovančev, A. Plećaš Đurić, et al., (2023). High-Flow Nasal Cannula oxygen therapy in COVID-19: retrospective analysis of clinical outcomes – single center experience. Frontiers in Medicine, 10.
8. van Steenkiste, J., M.C. van Herwerden, D. Weller, et al., (2021). High-flow Nasal Cannula therapy: A feasible treatment for vulnerable elderly COVID-19 patients in the wards. 50(5), 654-659.
9. Xu, J., X. Yang, C. Huang, et al., (2020). A novel risk-stratification models of the high-flow nasal cannula therapy in COVID-19 patients with hypoxemic respiratory failure. 7, 607821.
10. Huỳnh Quang Huy and Trần Thị Uyên Phương, (2023). Đặc điểm cắt lớp vi tính ngực ở bệnh nhân COVID-19”. Tạp chí Y học Lâm sàng, 84(2023), 102-108.