TỔNG QUAN VỀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ CÁC BIẾN CHỨNG Ổ MẮT TRONG VIÊM MŨI XOANG CẤP Ở TRẺ EM

Đỗ Huyền Trang1,2, Nguyễn Quang Trung2,3,, Lê Anh Tuấn3
1 Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh
2 Trường Đại học Y Hà Nội
3 Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung Ương

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá kết quả điều trị các biến chứng ổ mắt do viêm mũi xoang cấp ở trẻ em. Phương pháp: Tổng quan luận điểm. Chúng tôi sử dụng cơ sở dữ liệu từ trang thông tin điện tử Pubmed và tìm kiếm thủ công để tìm kiếm các bài báo liên quan đến việc điều trị biến chứng ổ mắt do viêm mũi xoang ở trẻ em. Kết quả: 15 bài báo được đưa vào nghiên cứu, trong đó 11 bài báo là nghiên cứu mô tả cắt ngang, 2 bài là nghiên cứu thuần tập và 2 bài là loạt ca bệnh. Tổng cộng có 554 bệnh nhân độ tuổi từ 0,5 đến 15 tuổi được đưa vào nghiên cứu, tuổi trung bình là 6,1 tuổi. Tỉ lệ nam giới là 61,73%, nữ giới là 38,27%. Có 311 bệnh nhân điều trị bảo tồn và 269 bệnh nhân điều trị phẫu thuật. Triệu chứng để can thiệp phẫu thuật ở bệnh nhân áp xe dưới màng xương là: phù kết mạc, lồi mắt ≥ 2mm, hạn chế vận nhãn, thị lực giảm (<20/60), nhãn áp ≥ 20mmHg, chiều rộng ổ áp xe ≥ 1,2cm và thể tích ổ áp xe >1,5ml. Các bệnh nhân đa số hồi phục hoàn toàn, di chứng về thị giác bao gồm sụp mi, hạn chế vận nhãn và mất (giảm thị lực). Thời gian trung bình nằm viện là 6,6 ngày, nhóm điều trị bảo tồn có thời gian nằm viện ngắn hơn nhóm bệnh nhân phẫu thuật. Kết luận: Biến chứng ổ mắt do viêm mũi xoang cấp là một cấp cứu trong tai mũi họng. Viêm tấy trước vách ngăn và viêm tấy ổ mắt ở trẻ em thường đáp ứng tốt với điều trị bảo tồn và hồi phục hoàn toàn, trong khi áp xe ổ mắt và huyết khối xoang hang phải điều trị phẫu thuật. Áp xe dưới màng xương có thể điều trị bảo tồn trong một số trường hợp nhưng phải phụ thuộc đặc điểm bệnh nhân, kết quả khám, cắt lớp vi tính và theo dõi sát. Đối với biến chứng Chandler III trở lên, mặc dù điều trị tích cực vẫn có thể để lại di chứng thị giác.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Chandler, J. R., Langenbrunner, D. J. & Stevens, E. R. The pathogenesis of orbital complications in acute sinusitis. The Laryngoscope 1970 ; 80, 1414–1428
2. Wong, S. J. & Levi, J. Management of pediatric orbital cellulitis: A systematic review. Int. J. Pediatr. Otorhinolaryngol. 2018; 110, 123–129
3. Brown CL, Graham SM, Griffin MC, et al. Pediatric medial subperiosteal orbital abscess: medical management where possible. Am J Rhinol 2004; 18:321-327

4. L. E. Oxford, J. McClay, Complications of acute sinusitis in children, Otolaryngol. Head Neck Surg. 2005 ; 133 32— 37.
5. Zhao, E.E & Sina Koochakzadeha. Orbital complications of acute bacterial rhinosinusitis in the pediatric population: A systematic review and meta-analysis . Int. J. Pediatr. Otorhinolaryngol. 2020 ;72, 377–383
6. Rahbar R, Robson CD, Petersen RA, et al. Management of orbital sub- periosteal abscess in children. Arch Otolaryngol Head Neck Surg 2001; 127:281-286
7. Huang SF, Lee TJ, Lee YS, Chen CC, Chin SC, Wang NC. Acute rhinosinusitis-related orbital infection in pediatric patients: a retrospec- tive analysis. Ann Otol Rhinol Laryngol 2011;120:185-190