THỰC TRẠNG LO ÂU CỦA CHA MẸ BỆNH NHI NỘI SOI TIÊU HÓA GÂY MÊ VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Nghiên cứu mô tả thực trạng lo âu của cha mẹ bệnh nhi NSTH gây mê và các yếu tố liên quan tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu tiến hành khảo sát trên các phụ huynh có bệnh nhi từ 8- 17 tuổi được chỉ định nội soi dạ dày gây mê tại Trung tâm Nội soi – Bệnh viện Đại học Y Hà Nội từ 11/2023 - 4/2024. Mức độ lo âu được đánh giá bằng thang điểm STAI bao gồm STAI-S (lo âu hiện tại) và STAI-T (lo âu chung). Kết quả: Nghiên cứu thu tuyển được 259 trẻ và phụ huynh. Tuổi trung bình của trẻ là 12,4 ± 2,4 (tuổi), 54,1% là nam. 66,8% phụ huynh là mẹ với độ tuổi trung bình là 39,8 ± 5,0 (tuổi). Nguyên nhân lo âu thường gặp của phụ huynh hay là lo không biết con bị bệnh gì (59,5%), lo phát hiện được bệnh sau nội soi (44,4%) và các tai biến đến nội soi (33,6%). 60,3% phụ huynh cảm thấy không lo do được nhân viên y tế giải thích và 39,4% do đã từng NSTH. Điểm STAI-S và STAI-T trung bình lần lượt là 38,9 ± 6,5 và 38,9 ± 6,3. Trên phân tích hồi quy đa biến, không có mối liên quan giữa một số yếu tố (tuổi trẻ, giới tính, bố/mẹ, tiền sử can thiệp của trẻ và bố mẹ) với điểm STAI. Kết luận: Lo âu là một vấn đề thường gặp ở phụ huynh trước khi trẻ NSTH. Các vấn đề lo lắng chủ yếu của phụ huynh là tình trạng bệnh và các tai biến liên quan đến cuộc nội soi. Không có mối liên quan giữa mức độ lo âu với các một số yếu tố nhân khẩu và tiền sử nội soi trước đó.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Nội soi tiêu hóa, mức độ lo âu, điểm STAI
Tài liệu tham khảo
2. Temesgen, Ayenew Netsanet, et al. (2020), "Prevalence and factors associated with preoperative parental anxiety among parents of children undergoing anesthesia and surgery: A cross-sectional study", International Journal of Surgery Open. 24, pp. 18-26.
3. Behrouzian, F., et al. (2017), "The Effect of Psychological Preparation on the Level of Anxiety before Upper Gastrointestinal Endoscopy", J Clin Diagn Res. 11(7), pp. Vc01-vc04.
4. Hagiwara, S., et al. (2015), "Pediatric Patient and Parental Anxiety and Impressions Related to Initial Gastrointestinal Endoscopy: A Japanese Multicenter Questionnaire Study", Scientifica (Cairo). 2015, p. 797564.
5. Jones, M. P., et al. (2004), "Patient anxiety and elective gastrointestinal endoscopy", J Clin Gastroenterol. 38(1), pp. 35-40.
6. Kayikcioglu, O., et al. (2017), "State and Trait Anxiety Scores of Patients Receiving Intravitreal Injections", Biomed Hub. 2(2), pp. 1-5.
7. Kutlutürkan, S., et al. (2010), "The effects of providing pre-gastrointestinal endoscopy written educational material on patients' anxiety: a randomised controlled trial", Int J Nurs Stud. 47(9), pp. 1066-73.
8. Open Resources for, Nursing (2022), "Open RN OER Textbooks", in Ernstmeyer, K. and Christman, E., Editors, Nursing: Mental Health and Community Concepts, Chippewa Valley Technical College, Eau Claire (WI).
9. Tluczek, Audrey, Henriques, Jeffrey B., and Brown, Roger L., "Support for the Reliability and Validity of a Six-Item State Anxiety Scale Derived From the State-Trait Anxiety Inventory", J Nurs Meas(1), pp. 19-28.
10. Voiosu, A., et al. (2014), "Factors affecting colonoscopy comfort and compliance: a questionnaire based multicenter study", Rom J Intern Med. 52(3), pp. 151-7.