KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG CỦA BỆNH NHÂN VẢY NẾN MẢNG MỨC ĐỘ TRUNG BÌNH - NẶNG ĐƯỢC ĐIỀU TRỊ THUỐC SINH HỌC

Nguyễn Thị Mai Xuân1, Nguyễn Thị Hồng Chuyên1,
1 Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá chất lượng cuộc sống của bệnh nhân vảy nến mảng mức độ trung bình-nặng điều trị bằng thuốc sinh học và xác định mối liên quan giữa chất lượng cuộc sống với một số đặc điểm dịch tễ, lâm sàng của bệnh nhân. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang mô tả khảo sát chất lượng cuộc sống bằng chỉ số chất lượng cuộc sống (Dermatology Life Quality Index – DLQI)  trên 148 bệnh nhân vảy nến mảng mức độ trung bình - nặng điều trị bằng thuốc sinh học tại bệnh viện Da liễu Thành phố Hồ Chí Minh từ tháng 03/2024 đến 06/2024. Kết quả: Thuốc sinh học hiện được sử dụng nhiều nhất tại bệnh viên Da liễu TP.HCM là Secukinumab (92,6%) và 87,8% bệnh nhân hài lòng với thuốc sinh học đang sử dụng. Bệnh nhân điều trị thuốc sinh học cải thiện đáng kể điểm số PASI (Psoriasis Area Surface Index), BSA (Body Surface Area) và DLQI. Điểm DLQI sau điều trị thuốc sinh học là 3,32 ± 4,69. Phân tích hồi quy đa biến ghi nhận DLQI có liên quan đến mức độ hài lòng với phương pháp điều trị, tính tuân thủ, vị trí khó điều trị như da đầu và chỉ số BSA. Kết luận: Thuốc sinh học cải thiện đáng kể chất lượng cuộc sống của bệnh nhân vảy nến với hầu hết người tham gia đều có DLQI ≤ 5 điểm. Các yếu tố có tác động tiêu cực đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân vảy nến bao gồm: không hài lòng với phương pháp điều trị, điều trị không liên tục, chỉ số BSA ≥ 3 và vị trí sang thương vùng da đầu. Nghiên cứu nhấn mạnh vai trò của đánh giá chất lượng cuộc sống như một chỉ số quan trọng trong quá trình điều trị cho bệnh nhân mảng mức độ trung bình-nặng

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Boehncke WH, Schön MP. Psoriasis. Lancet. Sep 5 2015;386(9997):983-94. doi:10.1016/ s0140-6736(14)61909-7
2. Min S, Wang D, Xia J, et al. The economic burden and quality of life of patients with psoriasis treated with biologics in China. J Dermatolog Treat. Dec 2023;34(1):2247106. doi:10.1080/09546634.2023.2247106
3. Tsai T-F, Ho J-C, Chen Y-J, et al. Health-related quality of life among patients with moderate-to-severe plaque psoriasis in Taiwan. Dermatologica Sinica. 2018/12/01/ 2018;36(4): 190-195. doi:https://doi.org/ 10.1016/j.dsi. 2018.06.006
4. Valenzuela F, Flores R. Immunogenicity to biological drugs in psoriasis and psoriatic arthritis. Clinics (Sao Paulo). 2021;76:e3015. doi:10.6061/ clinics/2021/e3015
5. Lin TY, See LC, Shen YM, et al. Quality of life in patients with psoriasis in northern Taiwan. Chang Gung Med J. Mar-Apr 2011;34(2):186-96.
6. Golbari NM, van der Walt JM, Blauvelt A, et al. Psoriasis severity: commonly used clinical thresholds may not adequately convey patient impact. J Eur Acad Dermatol Venereol. Feb 2021;35(2):417-421. doi:10.1111/jdv.16966
7. Zampieron A, Buja A, Fusco M, et al. Quality of life in patients with scalp psoriasis. G Ital Dermatol Venereol. Jun 2015;150(3):309-16.
8. Nicolescu AC, Ionescu MA, Constantin MM, et al. Psoriasis Management Challenges Regarding Difficult-to-Treat Areas: Therapeutic Decision and Effectiveness. Life (Basel). Dec 7 2022;12(12)doi:10.3390/life12122050