ĐẶC ĐIỂM SỬ DỤNG THUỐC TRONG ĐIỀU TRỊ KÍCH ĐỘNG Ở NGƯỜI BỆNH RỐI LOẠN LOẠN THẦN CẤP VÀ NHẤT THỜI
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Kích động là một cấp cứu có thể xuất hiện ở các rối loạn tâm thần trong đó có rối loạn loạn thần cấp và nhất thời. Sử dụng thuốc trong quản lý kích động có vai trò quan trọng giúp giảm bậc thang kích động. Mục tiêu: mô tả đặc điểm sử dụng thuốc trong điều trị kích động ở người bệnh rối loạn loạn thần cấp và nhất thời điều trị nội trú tại Viện Sức khỏe Tâm thần - Bệnh viện Bạch Mai. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang trên 97 người bệnh được lựa chọn vào nghiên cứu là người bệnh rối loạn loạn thần cấp và nhất thời điều trị nội trú tại Viện Sức khỏe Tâm thần quốc gia từ tháng 08/2021 đến tháng 07/2022. Kết quả: Kích động là triệu chứng hay gặp trong rối loạn loạn thần cấp và nhất thời (72,2%). Trong điều trị hóa dược, An thần kinh + Bình thần được sử dụng nhiều nhất trong nhóm người bệnh kích động với 85,7%. Các đối tượng kích động khi vào viện đều được sử dụng Haloperidol với tỷ lệ 92,9%. tiêm bắp là đường sử dụng thuốc chiếm tỷ lệ cao nhất với 92,9%. Loạn trương lực cơ cấp là tác dụng không mong muốn hay gặp nhất với 28,6%, tiếp theo là hội chứng bồn chồn bất an do an thần kinh với 20,0%. Kết luận: Kích động là triệu chứng hay gặp trong rối loạn loạn thần cấp và nhất thời (72,2%), phối hợp nhóm thuốc an thần kinh và bình thần thường sử dụng trong quản lý kích động, chủ yếu dùng qua đường tiêm bắp.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Điều trị kích động, rối loạn loạn thần cấp và nhất thời.
Tài liệu tham khảo
2. Sachs G.S. (2006). A Review of Agitation in Mental Illness: Burden of Illness and Underlying Pathology. 8.
3. Nguyễn Hữu Chiến (2008), Đặc điểm lâm sàng, tiến triển rối loạn loạn thần cấp và nhất thời, Trường đại học Y Hà Nội, Hà Nội.
4. Esan O. and Fawole O.I. (2014). Acute and transient psychotic disorder in a developing country. Int J Soc Psychiatry, 60(5), 442–448.
5. Nguyễn Trường Sơn, Nguyễn Doãn Phương, Nguyễn Văn Tuấn, et al. (2020), Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số rối loạn tâm thần thường gặp, Bộ Y tế.
6. Malhotra S., Sahoo S., and Balachander S. (2019). Acute and Transient Psychotic Disorders: Newer Understanding. Curr Psychiatry Rep, 21(11), 113.
7. Byrne P. (2007). Managing the acute psychotic episode. BMJ, 334(7595), 686–692.
8. Geddes J.R., Andreasen N.C., and Gelder M.G. (2009). Acute and transient psychotic disorders. New oxford textbook of psychiatry. 2, Oxford university press, 602–607.