TỶ LỆ VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN TĂNG ÁP LỰC ĐỘNG MẠCH PHỔI TRONG BỆNH THẬN MẠN GIAI ĐOẠN 5

Nguyễn Như Nghĩa1,, Lâm Thị Thu Ba2, Nguyễn Hoàng Bảo Ngọc3
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
2 Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kiên Giang
3 Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Bệnh thận mạn giai đoạn 5 là tình trạng suy giảm chức năng thận không hồi phục, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, đặc biệt là tăng áp lực động mạch phổi, một rối loạn thường không được chẩn đoán kịp thời nhưng liên quan mật thiết đến tỷ lệ tử vong cao do biến chứng tim mạch và phổi. Việc xác định các yếu tố liên quan và phát hiện sớm là rất quan trọng. Tuy nhiên tại Việt Nam, các nghiên cứu về vấn đề này vẫn còn rất hạn chế, tạo nên thách thức lớn trong quản lý và điều trị hiệu quả. Mục tiêu: Xác định tỷ lệ và phân tích một số yếu tố liên quan đến tăng áp lực động mạch phổi ở bệnh nhân bệnh thận mạn giai đoạn 5. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang tiến hành trên 74 bệnh nhân bệnh thận mạn giai đoạn 5 đang lọc máu chu kỳ tại Khoa Thận lọc máu, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kiên Giang từ tháng 6/2023 đến tháng 3/2024. Kết quả: Độ tuổi trung bình là 49,85 ± 11,95, nữ giới chiếm 63,5%. 39,2% bệnh nhân bệnh thận mạn giai đoạn cuối đang điều trị lọc máu máu chu kỳ có tăng áp lực động mạch phổi. Hầu hết tăng áp phổi mức độ trung bình (82,7%). Trong đó, tình trạng quá tải dịch, tăng huyết áp, thiếu máu và thời gian lọc máu > 5 năm và đái tháo đường týp 2 là các yếu tố làm tăng tỷ lệ mắc tăng áp lực động mạch phổi. Kết luận: Tăng áp lực động mạch phổi hiện diện phổ biến ở bệnh nhân bệnh thận mạn giai đoạn cuối đang điều trị lọc máu máu chu kỳ. Hầu hết là tăng áp phổi mức độ trung bình. Trong đó, tình trạng quá tải dịch, tăng huyết áp, thiếu máu và thời gian lọc máu > 5 năm và đái tháo đường týp 2 là các yếu tố làm tăng tỷ lệ mắc tăng áp lực động mạch phổi.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Ngô Thị Khánh Trang. Nghiên cứu đặc điểm và giá trị tiên lượng của hội chứng suy dinh dưỡng-viêm-xơ vữa ở bệnh nhân bệnh thận mạn giai đoạn cuối. Luận án Tiến sĩ. Trường Đại học Y Dược, Đại học Huế. 2017.
2. Abass N.H., El-hameed Zaky N.A., Boghdady A.M., Abo-Dahab L.H. Study of pulmonary hypertension in chronic kidney disease patients in Sohag university hospital. Life Sci J. 2020; 17(12):33-40.
3. Alhwiesh A.K., Abdul-Rahman I.S., Alshehri A., et al. The problem of pulmonary arterial hypertension in end-stage renal disease: can peritoneal dialysis be the solution. BMC Nephrol. 2022; 23(1):386.
4. Andrassy K.M. Comments on 'KDIGO 2012 clinical practice guideline for the evaluation and management of chronic kidney disease'. Kidney Int. 2013; 84(3):622-623
5. Devasahayam J., Oliver T., Joseph V., Nambiar S., Gunasekaran K.. Pulmonary hypertension in end-stage renal disease. Respir Med. 2020; 164:105905.
6. Kawar B., Ellam T., Jackson C., Kiely D.G. Pulmonary hypertension in renal disease: epidemiology, potential mechanisms and implications. Am J Nephrol. 2013; 37(3):281-290.
7. Mehta K.S., Shirkande A.K., Bhurke S.P., et al. Pulmonary hypertension in various stages of chronic kidney disease in Indian patients. Indian J Nephrol. 2019;2 9(2):95-101.
8. Mukhtar K.N., Mohkumuddin S., Mahmood S.N. Frequency of pulmonary hypertension in hemodialysis patients. Pak J Med Sci. 2014; 30(6):1319-1322.
9. Tiengo A., Fadini G.P., Avogaro A. The metabolic syndrome, diabetes and lung dysfunction. Diabetes Metab. 2008; 34:447-454.
10. Yigla M., Nakhoul F., Sabag A., et al. Pulmonary hypertension in patients with end-stage renal disease. Chest. 2003; 123(5):1577-1582.