TÌNH HÌNH KHÁNG KHÁNG SINH CỦA CÁC VI KHUẨN GRAM ÂM PHỔ BIẾN PHÂN LẬP TỪ DỊCH VẾT THƯƠNG CỦA NGƯỜI BỆNH TẠI BỆNH VIỆN QUÂN Y 103 NĂM 2022

Lê Hạ Long Hải1,2, Nguyễn Văn An3,
1 Bệnh viện Da Liễu Trung Ương
2 Đại học Y Hà Nội
3 Bệnh viện Quân y 103

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Nghiên cứu tình hình kháng kháng sinh của các vi khuẩn Gram âm phổ biến gây nhiễm khuẩn vết thương tại Bệnh viện Quân y 103 năm 2022. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang nhằm tìm hiểu đặc điểm kháng kháng sinh của các vi khuẩn Gram âm phổ biến gây nhiễm khuẩn vết thương tại Bệnh viện Quân y 103 năm 2022. Kết quả: Tổng số 195 tác nhân gây bệnh phân lập được từ dịch vết thương trong năm 2022, trong đó có 73 (37,4%) là các vi khuẩn Gram âm gây bệnh phổ biến. Klebsiella pneumoniae (45,2%), Pseudomonas aeruginosa (21,9%) và Escherichia coli (12,3%) là các vi khuẩn phổ biến nhất. Các chủng vi khuẩn được phân lập phần lớn tại khoa Ngoại (39,7%) và khoa Hồi sức cấp cứu (32,9%). Các chủng vi khuẩn có tỷ lệ đa kháng kháng sinh cao nhất lần lượt là K. pneumoniae (51,7%), P. aeruginosa (12,1%), E. coli (12,1%) và Enterobacter cloacae (12,1%). Các vi khuẩn Gram âm kháng cao nhất với ampicillin (100%), cefotaxime (79,2%), ciprofloxacin (76,7%), amoxicillin/clavulanic acid (73,1%), trimethoprim/ sulfamethoxazole (72,7%); kháng thấp nhất với amikacin (29,0%), ertapenem (0%) và colistin (0%). Kết luận: Các vi khuẩn Gram âm phổ biến phân lập từ dịch vết thương có tỷ lệ kháng sinh và đa kháng sinh ở mức cao. Đây là một vấn đề nghiêm trọng đe dọa sức khỏe cộng đồng, đòi hỏi phải quản lý sử dụng kháng sinh nghiêm ngặt và thực hiện các biện pháp kiểm soát nhiễm khuẩn mạnh mẽ, cũng như xây dựng các phác đồ điều trị hiệu quả. 

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Christopher J. L. Murray, et al., Global burden of bacterial antimicrobial resistance in 2019: a systematic analysis. The Lancet (2022). 399(10325), 629-655.
2. W. P. Sandar, et al., Wounds, Antimicrobial Resistance and Challenges of Implementing a Surveillance System in Myanmar: A Mixed-Methods Study. Trop Med Infect Dis (2021). 6(2).
3. Amy L. Leber, Clinical Microbiology Procedures Handbook, . 2016: ASM Press.
4. Clinical and Laboratory Standards Institute (CLSI), Performance Standards for Antimicrobial Susceptibility Testing 32nd ed. CLSI supplement M100. (2022).
5. Nancy A. Kassam, et al., Spectrum and antibiogram of bacteria isolated from patients presenting with infected wounds in a Tertiary Hospital, northern Tanzania. BMC Research Notes (2017). 10(1), 757.
6. Kabelo Gabriel Kaapu, et al., Prevalence and antibiotic profile of multidrug resistance Gram-negative pathogens isolated from wound infections at two tertiary hospitals in Limpopo province, South Africa: a retrospective study. Open Journal of Medical Microbiology (2022). 12(4), 141-155.
7. Mohammedaman Mama, Alemseged Abdissa, and Tsegaye Sewunet, Antimicrobial susceptibility pattern of bacterial isolates from wound infection and their sensitivity to alternative topical agents at Jimma University Specialized Hospital, South-West Ethiopia. Annals of Clinical Microbiology and Antimicrobials (2014). 13(1), 14.
8. F. A. Nobel, et al., Isolation of multidrug resistance bacteria from the patients with wound infection and their antibiotics susceptibility patterns: A cross-sectional study. Ann Med Surg (Lond) (2022). 84, 104895.