KHÁNG HEPARIN DO THIẾU YẾU TỐ ANTI THROMBIN III TRONG PHẪU THUẬT TIM TRẺ EM CÓ SỬ DỤNG TUẦN HOÀN NGOÀI CƠ THỂ: BÁO CÁO CA LÂM SÀNG

Lê Thành Khánh Phong1,, Vũ Thị Duy Hảo1, Trần Thị Kim Phượng1, Nguyễn Thị Thảo Trang1
1 Bệnh viện Chợ Rẫy

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Tổng quan: Heparin làm cho anti thrombin III liên kết các yếu tố đông máu dẫn đến bất hoạt các yếu tố đông máu IIa, IXa, Xa, XIa và XIIa. Sự ức chế này dẫn đến tác dụng chống đông máu. Tiêm mạch 300- 400 UI/Kg heparin trước khi tiến hành tuần hoàn ngoài cơ thể. Xét nghiệm ACT là phương pháp được sử dụng để theo dõi hiệu quả chống đông máu của Heparin trước khi tuần hoàn ngoài cơ thể, và tiến hành chạy tuần hoàn ngoài cơ thể khi ACT đạt > 480 giây. Tình trạng kháng heparin do thiếu yếu tố anti thrombin III là một trong những nguyên nhân chủ yếu trong phẫu thuật tim có chạy tuần hoàn ngoài cơ thể. Đây là một trường hợp cần điều trị để có thể tiến hành tuần hoàn ngoài cơ thể. Chúng tôi trình bày một trường hợp kháng heparin trong trường hợp chuẩn bị chạy tuần hoàn ngoài cơ thể. Trình bày trường hợp: Bệnh nhi nam, sinh năm 2021, cân nặng 8.4 kg, chẩn đoán hoán vị đại động mạch (D-TGV), thông liên thất dưới động mạch phổi, shunt hai chiều, thông liên nhĩ, tiền sử phẫu thuật thắt ống động mạch, mở rộng vách liên nhĩ, thắt hẹp động mạch phổi, có chỉ định phẫu thuật chuyển vị đại động mạch, trước khi chạy tuần hoàn ngoài cơ thể bệnh nhi được bolus 4 lần heparin với tổng liều 4100 UI (490 UI/kg), giá trị ACT đo được cao nhất là 250 giây. Nhận định có tình trạng kháng heparin nên tiến hành xét nghiệm định lượng AT -III kết quả thu được 32.8% (giá trị bình thường là 80-139), tiến hành điều trị bệnh nhân bằng plasma tươi đông lạnh, chuyển hồi sức theo dõi và điều trị nội khoa. Phần kết luận: Kháng heprin là tình trạng cần phải điều trị trong tuần hoàn ngoài cơ thể do đó chúng tôi đưa ra cảnh báo khi gặp tình trạng kháng heparin và đã cho plasma tươi đông lạnh nhưng vẫn chưa đạt mức ACT cần thiết. Và mong muốn có thuốc thay thế chống đông trong tuần hoàn ngoài cơ thể khác như Bivalirudin, Argatroban và một số khuyến nghị từ các hướng dẫn lâm sàng

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Beth Israel Deaconess Medical Center, Boston, "Guidelines on the Use of Antithrombin III Concentrate in Cardiac Surgical Patients".
2. Cartwright, B. and Mundell, N. (2023), "Anticoagulation for cardiopulmonary bypass: part one", BJA Educ. 23(3), pp. 110-116.
3. Chen, Y., Phoon, P. H. Y., and Hwang, N. C. (2022), "Heparin Resistance During Cardiopulmonary Bypass in Adult Cardiac Surgery", J Cardiothorac Vasc Anesth. 36(11), pp. 4150-4160.
4. Faraoni, D., et al. (2019), "Patient Blood Management for Neonates and Children Undergoing Cardiac Surgery: 2019 NATA Guidelines", J Cardiothorac Vasc Anesth. 33(12), pp. 3249-3263.
5. Finley, A. and Greenberg, C. (2013), "Review article: heparin sensitivity and resistance: management during cardiopulmonary bypass", Anesth Analg. 116(6), pp. 1210-22.
6. Gao, P., et al. (2024), "Development and Validation of a Nomogram for Predicting Heparin Resistance in Neonates and Young Infants Undergoing Cardiac Surgery: A Retrospective Study", Anesth Analg. 138(6), pp. 1233-1241.
7. Goswami, D., et al. (2020), "The Use of Bivalirudin in Pediatric Cardiac Surgery and in the Interventional Cardiology Suite", J Cardiothorac Vasc Anesth. 34(8), pp. 2215-2223.
8. Sarkar, M. and Prabhu, V. (2017), "Basics of cardiopulmonary bypass", Indian J Anaesth. 61(9), pp. 760-767.
9. Shore-Lesserson, L., et al. (2018), "The Society of Thoracic Surgeons, The Society of Cardiovascular Aimenesthesiologists, and The American Society of ExtraCorporeal Technology: Clinical Practice Guidelines-Anticoagulation During Cardiopulmonary Bypass", Ann Thorac Surg. 105(2), pp. 650-662.