NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH, ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG TRÊN BỆNH NHÂN VIÊM GAN VI RÚT C MẠN TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA BẠC LIÊU NĂM 2023-2024

Thạch Ngọc Đăng Châu1, Nguyễn Thanh Liêm1,, Bồ Kim Phương2
1 Trường đại học Y dược Cần Thơ
2 Bệnh viện đa khoa Trung ương Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Viêm gan vi rút C mạn là một vấn đề sức khỏe trên toàn cầu việc khảo sát những đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh viêm gan vi rút C mạn có ý nghĩa vô cùng quan trọng có thể giúp chúng ta chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời, ngăn ngừa những biến chứng và giảm tỷ lệ tử vong không đáng có do bệnh gan vi rút C gây ra. Mục tiêu: Xác định tỷ lệ tỷ lệ viêm gan vi rút C mạn, mô tả các đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh viêm gan vi rút C mạn tại Bệnh viện đa khoa Bạc Liêu năm 2023-2024. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu sử dụng thiết kế cắt ngang mô tả trên 58 Bệnh viêm gan vi rút mạn tại Bệnh viện đa khoa Bạc Liêu năm 2023-2024. Kết quả: Tỷ lệ viêm gan do vi rút C mạn trong nghiên cứu là 18,6%. 88,2% các bệnh nhân mắc viêm gan C mạn tính báo cáo có ít nhất một triệu chứng cơ năng. Mệt mỏi là triệu chứng phổ biến nhất, ảnh hưởng đến gần 3/4 (73,5%) bệnh nhân viêm gan C mạn. Các triệu chứng khác như chán ăn và đầy bụng cũng được ghi nhận ở hơn một nửa số bệnh nhân. Đặc điểm cận lâm sàng: AFP có giá trị trung bình (13,44 ng/mL±19,6), ALT (83 U/L±74,3) và AST (61,6 U/L±54,4), tất cả đều cao hơn so với giá trị người bình thường. Kết luận: Tỷ lệ mắc viêm gan C mạn tính với tỷ lệ đáng kể là 18,6%. Đáng chú ý, phát hiện cho thấy tỷ lệ cao các triệu chứng liên quan đến mệt mỏi và đau cơ khớp, cùng với sự biến động trong các kết quả xét nghiệm huyết học và sinh hóa, cho thấy tầm quan trọng của việc theo dõi sức khỏe lâu dài cho những bệnh nhân này.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Đinh Thị Thanh Mai, Nguyễn Văn Hải (2022), “Một số yếu tố liên quan đến tiếp cận điều trị ở bệnh nhân nhiễm vi rút viêm gan C tại Bệnh Viện Nhiệt Đới Tỉnh Hải Dương, năm 2021”, Tạp chí y học Việt Nam, tập 515 (đặc biệt), tr.219-227.
2. Bùi Tiến Hoàn, Quế Anh Trâm, Trần Anh Đào (2021), “Đánh giá hiệu quả điều trị thuốc kháng vi rút trực tiếp trên bệnh nhân viêm gan C mạn”, Tạp chí Truyền nhiễm Việt Nam, tập 33 (1), tr. 7-11.
3. Phạm Cẩm Phương, Phạm Văn Thái, Nguyễn Thuận Lợi và cộng sự (2021), “Đánh Giá Mối Tương Quan Bộ ba AFP, AFP-L3%, PIVKA-II với các yếu tố lâm sàng, cận lâm sàng trên bệnh nhân viêm gan C”, Tạp chí y học Việt Nam, tập 508 (1), tr.91-94.
4. Nguyễn Văn Hải, Đinh Thị Thanh Mai (2022), “Thực Trạng Bệnh Nhân Nhiễm Vi Rút Viêm Gan C Tại Bệnh Viện Nhiệt Đới Tỉnh Hải Dương, năm 2021”, Tạp chí y học Việt Nam, tập 515 (đặc biệt), tr.176-184.
5. Đinh Văn Huy, Phạm Ngọc Thạch (2023), “Đánh Giá Kết Quả Điều Trị Của Phác Đồ Sofosbuvir/Velpatasvir/Ribavirin Trên Bệnh Nhân Viêm Gan C Mạn Có Xơ Gan Tại Bệnh Viện Bệnh Nhiệt Đới Trung Ương (01/2020 – 6/2022)”, Tạp chí Truyền nhiễm Việt Nam, tập 1 (41), tr. 21-28.
6. Bianchuan Cao, Mei Liu, Tao Jiang, et al (2023), “HCV genotype distribution and clinical characteristics of HCV mono-infected and HCV/HIV co-infected patients in liangshan prefecture, Sichuan Province, China”, J Int Assoc Provid AIDS Care JIAPAC, (22), pp.1-5.
7. Phạm Cẩm Phương, Võ Thị Thúy Quỳnh, Phạm Văn Thái và cộng sự (2021), “Mô tả một số đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng ở bệnh nhân xơ gan”, Tạp chí y học Việt Nam, tập 508 (1), tr.204-208.
8. Kohei Kotani, Masaru Enomoto, Sawako Uchida-Kobayashi, et al (2023), “Short-term hepatocyte function and portal hypertension outcomes of sofosbuvir/velpatasvir for decompensated hepatitis C-related cirrhosis”, J Gastroenterol, (58), pp.394–404.