KỸ THUẬT SZABO T - STENTING TRONG CAN THIỆP TỔN THƯƠNG PHÂN NHÁNH ĐỘNG MẠCH VÀNH: BÁO CÁO CA LÂM SÀNG

Lý Ích Trung1,, Hoàng Anh Tiến2, Nguyễn Tri Thức1
1 Bệnh viện Chợ Rẫy
2 Đại học Y Dược Huế

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Can thiệp mạch vành qua da (PCI) đối với các tổn thương phân nhánh phức tạp phải sử dụng 2 stent vẫn còn là thách thức đối với các bác sĩ tim mạch can thiệp, vì tỷ lệ thành công thấp và kết quả không như mong đợi. Các phương pháp can thiệp 2 stent hiện tại có những hạn chế như chồng lấn nhiều lớp stent tại vị trí phân nhánh hoặc stent không che phủ hết lỗ nhánh bên do đặt không chính xác tại lỗ nhánh bên. Chúng tôi mô tả một kỹ thuật đặt stent cải tiến của kỹ thuật T-stenting, kỹ thuật Szabo T stenting, là sự kết hợp của kỹ thuật T stenting với kỹ thuật Szabo để đặt stent nhánh bên đúng tại lỗ vào nhánh bên, đảm bảo stent che phủ hoàn toàn lỗ nhánh bên và giảm thiểu chồng lấn stent ở carina và mạch chính. Báo cáo ca bệnh: Chúng tôi mô tả hai trường hợp lâm sàng là hai bệnh nhân nam, tuổi lần lượt là 70 và 71 tuổi. Hai bệnh nhân có tổn thương phân nhánh tại thân chung động mạch vành trái, và được điều trị đặt 2 stent động mạch vành với kỹ thuật Szabo T-stenting. Kết quả thành công về mặt kỹ thuật và không có biến cố tim mạch nặng trong quá trình theo dõi 30 ngày.  Kết luận: PCI cho các tổn thương phân nhánh vẫn còn nhiều thách thức, kỹ thuật 2 stent tối ưu đòi hỏi sự cân bằng giữa phạm vi bao phủ hoàn toàn tổn thương và chồng lấn stent tối thiểu ở carina và mạch chính. Kỹ thuật Szabo T-stenting là kỹ thuật 2 stent có vẻ khả thi và an toàn cho các tổn thương phân nhánh động mạch vành phức tạp.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Burzotta F, Louvard Y, Lassen JF, et al. Percutaneous coronary intervention for bifurcation coronary lesions using optimised angiographic guidance: the 18th consensus document from the European Bifurcation Club. EuroIntervention. 2024;EIJ-D-24-00160.
2. Cho S, Kang TS, Kim JS, et al. Long-Term Clinical Outcomes and Optimal Stent Strategy in Left Main Coronary Bifurcation Stenting. JACC Cardiovasc Interv. 2018;11(13):1247-1258.
3. Dou K, Zhang D, Xu B, et al. An angiographic tool for risk prediction of side branch occlusion in coronary bifurcation intervention: the RESOLVE score system (Risk prEdiction of Side branch OccLusion in coronary bifurcation interVEntion). JACC Cardiovasc Interv. 2015;39-46.
4. Szabo S, Abramowitz B, Vaitkus PT. New technique for aortoostial stent placement. Am J Cardiol. 2005;96:212H.
5. Song YB, Park TK, Hahn JY, et al. Optimal Strategy for Provisional Side Branch Intervention in Coronary Bifurcation Lesions: 3-Year Outcomes of the SMART-STRATEGY Randomized Trial. JACC Cardiovasc Interv. 2016;9(6):517-26.
6. Behan MW, Holm NR, de Belder AJ, et al. Coronary bifurcation lesions treated with simple or complex stenting: 5-year survival from patient-level pooled analysis of the Nordic Bifurcation Study and the British Bifurcation Coronary Study. Eur Heart J. 2016;37:1923–1928.
7. Colombo A, Stankovic G, Orlic D, et al. Modified T-stenting technique with crushing for bifurcation lesions: immediate results and 30-day outcome. Catheter Cardiovasc Interv. 2003;60:145–51.
8. Gutiérrez-Chico JL, Villanueva-Benito I, Villanueva-Montoto L, et al. Szabo technique versus conventional angiographic placement in bifurcations 010-001 of Medina and in aorto-ostial stenting: angiographic and procedural results. EuroIntervention. 2010;5:801–8.
9. Wong P. Two years experience of a simple technique of precise ostial coronary stenting. Catheter Cardiovasc Interv. 2008;72:331–4.
10. Lý Ích Trung, Nguyễn Tuấn Anh, Lê Nguyễn Quỳnh Thư, Bùi Lê Duẩn, Trương Thị Minh. Can thiệp sang thương lỗ mạch vành qua da bằng kỹ thuật Szabo. Tạp chí Y học TP Hồ Chí Minh. 2018;22(5):54.