NGHIÊN CỨU TƯƠNG QUAN GIỮA CÁC CHỈ SỐ MỠ Ổ BỤNG VÀ ĐỘ HẸP ĐỘNG MẠCH VÀNH TRÊN CHỤP CẮT LỚP VI TÍNH

Nguyễn Thị Hồng Lý1,2, Hồ Hoàng Phương2, Nguyễn Minh Đức1,
1 Trường Đại học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
2 Trung tâm chẩn đoán hình ảnh và điện quang can thiệp, bệnh viện đa khoa Tâm Anh TP Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Nghiên cứu này nhằm khảo sát mối liên quan giữa các chỉ số mỡ ổ bụng và độ hẹp động mạch vành (ĐMV) được quan sát qua chụp cắt lớp vi tính (CLVT). Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên các đối tượng nghi ngờ mắc bệnh ĐMV tại bệnh viện đa khoa Tâm Anh, Thành phố Hồ Chí Minh từ tháng 07 năm 2023 đến tháng 05 năm 2024. Các bệnh nhân này có chỉ định chụp CLVT mạch vành, đồng thời có chụp CLVT ổ bụng trong vòng 1 tháng. Mối liên quan giữa các chỉ số mỡ bụng (mỡ nội tạng-VAT, mỡ dưới da-SAT, VAT/SAT) và hẹp động mạch vành đã được phân tích. Kết quả: Nghiên cứu bao gồm 207 bệnh nhân (BN), với độ tuổi trung bình là 58,03 ± 11,15 tuổi, cao nhất là 35 tuổi, thấp nhất là 85 tuổi. Bệnh ĐMV tắc nghẽn (O-CAD) 69/207 BN chiếm 33,3%, bệnh ĐMV không tắc nghẽn (NO-CAD) 138/207 BN chiếm 66,7%. Nam giới chiếm đa số trong nghiên cứu. Phân tích cho thấy các yếu tố tuổi, rối loạn mỡ máu, tăng huyết áp, glucose máu, HbA1c, VAT, tỷ lệ VAT/SAT có liên quan đến hẹp ĐMV. Các yếu tố mỡ nhân trắc học như vòng eo, BMI, tổng lượng mỡ và mỡ dưới da không có liên quan đến hẹp ĐMV. Kết luận: Nghiên cứu cho thấy ngoài các yếu tố nguy cơ tim mạch truyền thống thì VAT và tỷ lệ VAT/SAT có mối liên quan chặt chẽ với nguy cơ hẹp động mạch vành.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Tsao CW, Aday AW, Almarzooq ZI, et al. Heart Disease and Stroke Statistics-2022 Update: A Report From the American Heart Association. Circulation. Feb 22 2022;145(8):e153-e639. doi:10.1161/cir.0000000000001052
2. Vaduganathan M, Mensah GA, Turco JV, et al. The Global Burden of Cardiovascular Diseases and Risk: A Compass for Future Health. J Am Coll Cardiol. Dec 20 2022;80(25):2361-2371. doi:10.1016/j.jacc.2022.11.005
3. Trương Tuyết Mai. Gia tăng tình trạng thừa cân béo phì. 2023. 27/12/2023. https://dangcongsan.vn/ cham-soc-va-nang-cao-suc-khoe-nhan-dan-trong-tinh-hinh-moi/tin-ruc/gia-tang-tinh-trang-thua-can-beo-phi-656602.html
4. Marques MD, Santos RD, Parga JR, et al. Relation between visceral fat and coronary artery disease evaluated by multidetector computed tomography. Atherosclerosis. Apr 2010; 209(2): 481-6. doi:10.1016/j.atherosclerosis.2009.10.023
5. Hong HC, Hwang SY, Park S, et al. Implications of Pericardial, Visceral and Subcutaneous Adipose Tissue on Vascular Inflammation Measured Using 18FDG-PET/CT. PLoS One. 2015;10(8):e0135294. doi:10.1371/ journal.pone.0135294
6. Mahdavi A, Mohammadzadeh A, Joodi G, et al. Diagnostic Accuracy of Dual-Source Computerized Tomography Coronary Angiography in Symptomatic Patients Presenting to a Referral Cardiovascular Center During Daily Clinical Practice. Iran J Radiol. Apr 2016;13(2):e24350. doi:10.5812/iranjradiol.24350
7. Koplay M, Erdogan H, Avci A, et al. Radiation dose and diagnostic accuracy of high-pitch dual-source coronary angiography in the evaluation of coronary artery stenoses. Diagn Interv Imaging. Apr 2016; 97(4):461-9. doi:10.1016/ j.diii.2015.10.008
8. Tô Thị Mai Hoa. Nghiên cứu mối liên quan giữa các yếu tố nguy cơ với đặc điểm tổn thượng động mạch vành bằng chụp cắt lớp vi tính 256 dãy ở bệnh nhân tăng huyết áp. Luận án tiến sĩ Y học. Học viện Quân Y; 2018. Accessed 30/09/2023
9. Tanaka T, Kishi S, Ninomiya K, et al. Impact of abdominal fat distribution, visceral fat, and subcutaneous fat on coronary plaque scores assessed by 320-row computed tomography coronary angiography. Atherosclerosis. 2019; 287: 155- 161. doi:10.1016/ j.atherosclerosis. 2019.06.910
10. Gao Y, Wang Y-C, Lu C-Q, et al. Correlations between the abdominal fat-related parameters and severity of coronary artery disease assessed by computed tomography. Quantitative Imaging in Medicine and Surgery. 2018;8(6):579-587. doi:10.21037/qims.2018.07.06