KHẢO SÁT NGUỒN CUNG CẤP MÁU CỦA U SỢI MẠCH VÒM MŨI HỌNG QUA CHỤP MẠCH MÁU XÓA NỀN (DSA) VÀ SỰ LIÊN QUAN VỚI CÁC GIAI ĐOẠN KHỐI U TRÊN CT SCAN

Nguyễn Minh Hảo Hớn1,2,, Trần Viết Luân1, Trần Việt Hồng1, Lê Trần Quang Minh2, Nguyễn Thanh Hải2, Nguyễn Hữu Bảo2
1 Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch
2 Bệnh viện Tai Mũi Họng TP. Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục đích: khảo sát nguồn cung cấp máu u sợi mạch vòm mũi họng qua chụp mạch máu xóa nền (DSA) và sự liên quan với các giai đoạn khối u trên CT scan. Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu mô tả từng trường hợp bệnh được thực hiện trên 30 bệnh nhân nam tại Bệnh viện Tai Mũi Họng TP.HCM từ tháng 7/2019 đến tháng 7/2024. Kết quả: khối u được phân loại theo hệ thống phân độ UPMC, với giai đoạn I chiếm tỷ lệ lớn nhất (40%). Có tám nhánh mạch máu nuôi khối u được xác định, trong đó động mạch hàm trong cùng bên đóng vai trò chính, cung cấp máu cho tất cả các trường hợp và là nguồn máu duy nhất trong 50% bệnh nhân giai đoạn I. 33,3% số bệnh nhân có nguồn cung cấp máu từ hệ thống động mạch hai bên, và 16,7% khối u nhận máu từ động mạch cảnh trong, với sự tham gia chủ yếu ở các giai đoạn IV và V, sự tham gia của động mạch cảnh trong ở các giai đoạn muộn có ý nghĩa thống kê (p < 0,001). Kết luận: Động mạch hàm trong cùng bên là nguồn cung cấp máu chính cho các khối u ở giai đoạn sớm, trong khi động mạch cảnh trong đóng vai trò quan trọng hơn khi khối u tiến triển tới giai đoạn muộn.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Watters K, McGill T, Rahbar R. Juvenile Nasopharyngeal Angiofibroma. In: Rahbar R, Rodriguez-Galindo C, Meara JG, Smith ER, Perez-Atayde AR, eds. Pediatric Head and Neck Tumors: A-Z Guide to Presentation and Multimodality Management. Springer New York; 2014:193-202.
2. Lopez F, Triantafyllou A, Snyderman CH, et al. Nasal juvenile angiofibroma: Current perspectives with emphasis on management. Head Neck. 2017;39(5):1033-1045. doi:10.1002/hed.24696
3. Anton Valavanis G. Baltsavias. Embolization of Juvenile Angiofibromas. In: Juvenile Angiofibroma. Vol 1. 1st ed. 1. Springer Cham; : 99-118.
4. Snyderman CH, Pant H, Carrau RL, Gardner P. A new endoscopic staging system for angiofibromas. Arch Otolaryngol Head Neck Surg. 2010;136(6):588-594. doi:10.1001/archoto.2010.83
5. Mehan R, Rupa V, Lukka VK, Ahmed M, Moses V, Shyam Kumar NK. Association between vascular supply, stage and tumour size of juvenile nasopharyngeal angiofibroma. Eur Arch Otorhinolaryngol. 2016;273(12):4295-4303. doi:10.1007/s00405-016-4136-9
6. Nicolai P, Berlucchi M, Tomenzoli D, et al. Endoscopic surgery for juvenile angiofibroma: when and how. Laryngoscope. 2003;113(5):775-782. doi:10.1097/00005537-200305000-00003
7. Ballah D, Rabinowitz D, Vossough A, et al. Preoperative angiography and external carotid artery embolization of juvenile nasopharyngeal angiofibromas in a tertiary referral paediatric centre. Clin Radiol. 2013;68(11):1097-1106. doi:10.1016/j.crad.2013.05.092
8. Wu AW, Mowry SE, Vinuela F, Abemayor E, Wang MB. Bilateral vascular supply in juvenile nasopharyngeal angiofibromas. Laryngoscope. 2011;121(3):639-643. doi:10.1002/lary.21337