ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ THOÁI HÓA KHỚP GỐI NGUYÊN PHÁT GIAI ĐOẠN 2, 3 BẰNG LIỆU PHÁP TIÊM HUYẾT TƯƠNG GIÀU TIỂU CẦU TỰ THÂN TẠI THÁI BÌNH NĂM 2023-2024
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Điều trị thoái hoá khớp gối nguyên phát giai đoạn 2, 3 bằng liệu pháp tiêm huyết tương giàu tiểu cầu tự thân là một lựa chọn mới trong những năm gần đây đã mang lại kết quả tốt trong điều trị, mô sụn tổn thương được tái tạo, phục hồi theo cơ chế sinh học, không có tai biến, biến chứng. Nghiên cứu của chúng tôi thực hiện nhằm đánh giá hiệu quả của liệu pháp tiêm huyết tương giàu tiểu cầu tự thân đối với bệnh nhân thoái hoá khớp gối giai đoạn 2,3. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả tiến cứu có can thiệp không đối chứng, đánh giá hiệu quả điều trị trước sau trên 34 bệnh nhân được chẩn đoán thoái hoá khớp gối nguyên phát giai đoạn 2,3 điều trị tại Bệnh viện Đại học Y Thái Bình từ tháng 1/2023 đến tháng 12/2024. Kết quả: Chức năng khớp gối được cải thiện, điểm VAS và Lequesne giảm dần trong khi điểm chất lượng cuộc sống tăng dần sau điều trị. Kết luận: Liệu pháp tiêm huyết tương giàu tiểu cầu tự thân đã mang lại hiệu quả rõ rệt trong cải thiện mức độ đau, chức năng vận động của khớp gối và làm tăng chất lượng cuộc sống của bệnh nhân thoái hoá khớp gối nguyên phát giai đoạn 2,3.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Thoái hoá khớp gối, huyết tương giàu tiểu cầu tự thân, Thái Bình
Tài liệu tham khảo
2. Trần Ngọc Ân và Nguyễn Thị Ngọc Lan (2004), Thoái hóa khớp và thoái hóa cột sống, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
3. Dhillon M. S., S. Patel and T. Bansal (2019), "Improvising PRP for use in osteoarthritis knee- upcoming trends and futuristic view", J Clin Orthop Trauma, 10(1), pp. 32-35.
4. Bùi Hải Bình (2016), Nghiên cứu điều trị bệnh thoái hóa khớp gối nguyên phát bằng liệu pháp huyết tương giàu tiểu cầu tự thân, Luận án Tiến sĩ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
5. Phạm Hoài Thu, Nguyễn Thị Thoa và Trần Thu Giang (2020), "Kết quả điều trị thoái hóa khớp gối nguyên phát bằng liệu pháp huyết tương giàu tiểu cầu sau 6 tháng", Tạp chí nghiên cứu y học, 134(10), tr. 65-72.
6. Nguyễn Văn Dược, Nguyễn Thị Ngọc Yến và cộng sự (2023), "Đánh giá chất lượng cuộc sống người bệnh thoái hoá khớp gối nguyên phát sử dụng bộ câu hỏi WHOQOL-BREF", Tạp chí Y học Việt Nam, 526(5), tr 122-128.
7. Trần Thái Hà và Bùi Trí Thuật (2021), "Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh nhân thoái hoá khớp gối tại Bệnh viện đa khoa Mê Linh", Tạp chí Y học Việt Nam, 514(2), tr. 280-284.
8. Whittaker J. L., J. M. Losciale, C. B. Juhl, et al. (2022), "Risk factors for knee osteoarthritis after traumatic knee injury: a systematic review and meta-analysis of randomised controlled trials and cohort studies for the OPTIKNEE Consensus", Br J Sports Med, 56(24), pp. 1406-1421.