KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ KHÓ THỞ Ở BỆNH NHÂN UNG THƯ GIAI ĐOẠN MUỘN BẰNG MORPHIN LIỀU THẤP TẠI BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ ĐA KHOA NGHỆ AN
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả điều trị khó thở của Morphin liều thấp ở bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 32 bệnh nhân được chẩn đoán ung thư giai đoạn muộn, có triệu chứng khó thở mức nặng và đáp ứng kém với các phương pháp điều trị khó thở trước đó, trong thời gian từ tháng 10/2023 đến tháng 8/2024 tại bệnh viện HNĐKNA. Mức độ khó thở và hiệu quả điều trị được đánh giá dựa trên thang điểm NRS, chỉ số SpO2, nhịp thở. Các yếu tố liên quan kết quả điều trị và tác dụng không mong muốn của phác đồ được ghi nhận và phân tích. Kết quả: Tuổi trung bình nhóm nghiên cứu là 69; nam giới chiếm 81,3%. Chỉ số thể trạng ECOG 2-3 cótỷ lệ tương đương (50,0). Ung thư nguyên phát tại phổi chiếm ưu thế (62,5%). Nguyên nhân gây khó thở nhiều nhất là viêm phổi (87,5%); tiếp đến là u chèn ép (62,5) và bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính-COPD(59,4%) kèm theo. Sau điều trị, tần số thở trung bình giảm dần tại các thời điểm thăm khám so với thời điểm thăm khám trước đó, tuy vậy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê duy trì trong khoảng 4h đầu sau điều trị. Điểm NRS ở mọi thời điểm giảm có ý nghĩa thống kê so với các thời điểm thăm khám liền trước đó. Triệu chứng co kéo lồng ngực giảm rõ rệt về mức độ nặng tại các thời điểm 15p, 30p,1h,4h sau điều trị, mức giảm không có ý nghĩa tại thời điểm 24h khi so sánh với thời điểm thăm khám trước đó. Đa số tác dụng không mong muốn (TDKMM) ở mức độ 1, không ghi nhận trường hợp nào từ độ 3 trở lên; TDKMM thường gặp nhất là táo bón và nôn/buồn nôn. Kết luận: Phác đồ Morphin liều thấp là một phương pháp điều trị giảm nhẹ hiệu quả đối với tình trạng khó thở ở bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn có triệu chứng khó thở dai dẳng nặng
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Ung thư giai đoạn muộn, Morphin liều thấp, Khó thở, Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An
Tài liệu tham khảo
2. Hui D, Maddocks M, Johnson MJ, et al. Management of breathlessness in patients with cancer: ESMO Clinical Practice Guidelines. ESMO Open. 2020;5(6): e001038. doi:10.1136/ esmoopen-2020-001038
3. Bộ Y tế. Hướng dẫn chăm sóc giảm nhẹ (Ban hành kèm theo Quyết định số 183/QĐ-BYT ban hành ngày 25/01/2022). Published online 2022.
4. Nguyễn Thị Mỹ Ngân. Đánh giá hiệu quả của Morphine trong điều trị khó thở ở bệnh nhân ung thư tại khoa chăm sóc giảm nhẹ bệnh viện ung bướu TP.HCM,2021. Luận Văn Tốt Nghiệp Bác Sĩ Nội Trú Trường Đại Học Khoa Phạm Ngọc Thạch.
5. Lại Phú Thái Sơn. Đánh giá hiệu quả của Morphine liều nhỏ trong điều trị khó thở cho bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối. Luận Văn Thạc Sĩ Học Trường Đại Học Hà Nội. Published online 2013.
6. Jennings AL, Davies AN, Higgins JP, Broadley K. Opioids for the palliation of breathlessness in terminal illness. Cochrane Database Syst Rev. 2001;(4):CD002066. doi:10.1002/14651858.CD002066
7. Ekström MP, Abernethy AP, Currow DC. The management of chronic breathlessness in patients with advanced and terminal illness. BMJ. 2015;350:g7617. doi:10.1136/bmj.g7617
8. Barnes H, McDonald J, Smallwood N, Manser R. Opioids for the palliation of refractory breathlessness in adults with advanced disease and terminal illness. Cochrane Pain, Palliative and Supportive Care Group, ed. Cochrane Database Syst Rev. 2016;2019(7). doi:10.1002/ 14651858. CD011008.pub2
9. Takagi Y, Sato J, Yamamoto Y, et al. Opioids for the management of dyspnea in cancer patients: a systematic review and meta-analysis. Int J Clin Oncol. 2023;28(8):999. doi:10.1007/ s10147-023-02362-6