KẾT QUẢ CAN THIỆP NÚT DỊ DẠNG THÔNG ĐỘNG TĨNH MẠCH THẬN BẨM SINH TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

Nguyễn Thái Bình1,2,, Nguyễn Xuân Toàn2, Trần Quốc Hoà2
1 Bệnh viện Đại học Y Hà Nội
2 Trường Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá kết quả can thiệp nút dị dạng động tĩnh mạch bẩm sinh (Arteriovenous malformation - AVMs) ở thận tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả chùm ca bệnh trên 11 bệnh nhân (BN) mắc AVMs thận bẩm sinh được can thiệp nút mạch tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội từ tháng 2 năm 2020 đến tháng 5 năm 2024. Kết quả: 11 BN (Tuổi trung bình là 50,6 với tỉ lệ nam:nữ là 6:5) mắc AVMs thận. 8/11 BN có đái máu đại thể, 4/11 đau hông lưng. Trong 11 BN, có 8/11 BN có AVMs với luồng thông lớn, 3/11 BN có luồng thông nhỏ. Có 3/11 BN nút mạch bằng histoacryl, 7/11 BN nút bằng VXKL kết hợp histoacryl và 1/11 BN nút bằng VXKL. Tỉ lệ thành công là 91% (10/11 BN) về mặt kỹ thuật và 100% (11/11 BN) thành công về mặt lâm sàng. Phần trăm diện tích nhu mô thận bị thiếu máu ngay sau nút mạch là 2,1% - 20,4% (trung bình 9,8%). Không có trường hợp nào gặp tai biến sau can thiệp. Chức năng thận của tất cả các BN đều được bảo tồn. Kết luận: Can thiệp nút mạch điều trị AMVs thận bằng vật liệu nút mạch histoacryl và/hoặc VXKL là an toàn, hiệu quả và mang lại kết quả điều trị tốt.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Hatzidakis A, Rossi M, Mamoulakis C, et al. Management of renal arteriovenous malformations: A pictorial review. Insights into Imaging. 2014;5(4):523. doi:10.1007/s13244-014-0342-4
2. Hwang JH, Do YS, Park KB, Chung HH, Park HS, Hyun D. Embolization of Congenital Renal Arteriovenous Malformations Using Ethanol and Coil Depending on Angiographic Types. Journal of Vascular and Interventional Radiology. 2017;28(1):64-70. doi:10.1016/j.jvir.2016.09.004
3. Crotty KL, Orihuela E, Warren MM. Recent advances in the diagnosis and treatment of renal arteriovenous malformations and fistulas. J Urol. 1993;150(5 Pt 1):1355-1359. doi:10.1016/s0022-5347(17)35778-6
4. TAKEBAYASHI S, HOSAKA M, KUBOTA Y, ISHIZUKA E, IWASAKI A, MATSUBARA S. transarterial embolization and ablation of renal arteriovenous malformations: efficacy and damages in 30 patients with long-term followup. The Journal of Urology. Published online March 1998. doi:10.1016/S0022-5347(01)63703-0
5. Somani BK, Nabi G, Thorpe P, Hussey J, McClinton S. Therapeutic Transarterial Embolisation in the management of benign and malignant renal conditions. The Surgeon. 2006; 4(6): 348-352. doi:10.1016/S1479-666X (06)80110-1
6. Sountoulides P, Zachos I, Paschalidis K, et al. Massive hematuria due to a congenital renal arteriovenous malformation mimicking a renal pelvis tumor: a case report. J Med Case Rep. 2008;2:144. doi:10.1186/1752-1947-2-144
7. Gandhi SP, Patel K, Pandya V, Raval M. Renal arteriovenous malformation presenting with massive hematuria. Radiol Case Rep. 2015;10(1):1068. doi:10.2484/rcr.v10i1.1068
8. Mori T, Sugimoto K, Taniguchi T, et al. Renal arteriovenous fistula with rapid blood flow successfully treated by transcatheter arterial embolization: application of interlocking detachable coil as coil anchor. Cardiovasc Intervent Radiol. 2004;27(4):374-376. doi:10.1007/s00270-004-0068-7
9. Maruno M, Kiyosue H, Tanoue S, et al. Renal Arteriovenous Shunts: Clinical Features, Imaging Appearance, and Transcatheter Embolization Based on Angioarchitecture. Radiographics. 2016;36(2):580-595. doi:10.1148/rg.2016150124
10. Davidson GS, Terbrugge KG. Histologic long-term follow-up after embolization with polyvinyl alcohol particles. AJNR Am J Neuroradiol. 1995;16(4 Suppl):843-846.