ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ XỬ TRÍ HUYẾT ĐỘNG Ở BỆNH NHÂN SỐC ĐA CHẤN THƯƠNG TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH BẮC NINH THEO PHƯƠNG PHÁP PICCO

Trần Công Tiến1,, Lưu Quang Thùy2, Phạm Xuân Trường1, Vũ Thanh Tùng1, Nguyễn Văn Toại1, Dương Thị Linh1, Hạ Bá Chân1
1 Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Ninh
2 Bệnh viện Việt Đức

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá kết quả xử trí huyết động ở 30 bệnh nhân sốc đa chấn thương dựa vào phương pháp PiCCO tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Ninh. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả, tiến cứu dựa trên 30 bệnh nhân sốc đa chấn thương được thăm dò huyết động theo phương pháp PiCCO tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Ninh. Tất cả bệnh nhân được thăm dò huyết động theo phương pháp PiCCO và điều trị dựa trên theo dõi lâm sàng, các chỉ số PiCCO. Điều chỉnh huyết động bằng phương pháp truyền dịch, truyền máu, vận mạch. Kết quả điều trị được đánh giá khi bệnh nhân ra viện (sống, chết). Kết quả nghiên cứu: Tổng số 30 bệnh nhân gồm 22 nam, 8 nữ. Tuổi thấp nhất 16 tuổi, cao nhất 90 tuổi. Tất cả bệnh nhân được thăm dò huyết động theo phương pháp PiCCO thành công. Không có tai biến liên quan đến catheter. Kết quả khi ra viện: chết 4 và sống 26. Nguyên nhân tử vong do chấn thương sọ não nặng 02, sốc nhiễm khuẩn 02. Kết luận: Thăm dò huyết động phương pháp PiCCO là phương pháp ít xâm lấn, ít tai biến, có độ chính xác cao. PiCCO mang lại lợi ích trong hướng dẫn xử trí huyết động ở bệnh nhân sốc đa chấn thương giúp giảm thời gian thở máy, nằm hồi sức, nằm viện và giảm tử vong.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Đào Thị Kim Dung, Nguyễn Quốc Kính (2015). “Kiểm soát huyết động cho bệnh nhân chết não hiến tạng bằng phương pháp pha loãng nhiệt qua phổi (PiCCO)”. Tạp chí Y dược học lâm sàng 108, tập 10, số 3/2015, tr 26-30.
2. Nguyễn Tiến Triển, Trịnh Văn Đồng, Nguyễn Mạnh Dũng (2020) “Nghiên cứu sự thay đổi của một số chỉ số huyết động sau truyền dịch đo bằng phương pháp PiCCO trong điều trị bệnh nhân sốc nhiễm khuẩn ngoại khoa” Tạp chí Y dược học lâm sàng 108, số 1/2020, tr.
3. Lin. X, Xu. Z, Wang. P, et al (2016). “Role of PiCCO monitoring for the intergrated management of neurogenic pulmonary edema fllowing traumatic brain injury: a case report and literature review”. Experimental and Therapeutic Medicine; 12: pg. 2341-2347.
4. Mirjana. L. K, Matija. B, Josip. Z, et al (2010). “Ressusciation of a polytraumatized patient with large volume crystalloid-colloid infusios-correlation between global and regional hemodynamics: Case report. Acta Clin Croat; 49:335-341.
5. Rzheutskaya. R.E (2012). “Characteristics of Hemodynamic Disorders in Patients with Severe Traumatic Brain Injury”. Critical Care Research and Practice.
6. Yuanbo. Z, Jin. W, Fei. S et al (2016) “ICU management based on PiCCO parameters reduces duration of mechanical ventilation and ICU length of stay in patients with severe thoracic trauma and acute respiratory distress syndrome”. Ann Intensive Care, 6: 113.
7. Zhang. Z, Lu. B, Sheng. X et al (2011) “Accuracy of stroke volume variation in predicting fluid responsiveness: a systematic and meta-analysis”. J Anesth; 25: pg. 904-916.