ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG CỦA BỆNH RUỘT VIÊM ĐẶC HIỆU TẠI TRUNG TÂM TIÊU HÓA-GAN MẬT, BỆNH VIỆN BẠCH MAI NĂM 2022-2023
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Khảo sát đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân bệnh ruột viêm. Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 247 bệnh nhân điều trị tại bệnh viện Bạch Mai từ tháng 1/2022 đến tháng 12/2023. Kết quả: Tuổi trung bình của nghiên cứu là 41,99, nam giới chiếm 56,3%. Triệu chứng lâm sàng chủ yếu bệnh ruột viêm là đau bụng, rối loạn phân và phân máu. Theo phân loại Montreal, Crohn chẩn đoán nhiều nhất ở lứa tuổi 17-39, thường gặp ở hồi tràng, ít gặp Crohn đường tiêu hoá trên. Viêm loét đại trực tràng chảy máu (VLĐTTCM) có vị trí tổn thương là đại tràng lan rộng chiếm tỷ lệ cao nhất. Có 81% bệnh nhân có ít nhất một yếu tố tiên lượng nặng. 30.4% bệnh nhân bệnh ruột viêm phải phẫu thuật vì biến chứng bệnh, trong đó chủ yếu là Crohn. Kết luận: Bệnh ruột viêm gồm Crohn và VLĐTTCM với nhiều biểu hiện lâm sàng đa dạng. Bệnh nhân nhập viện có các yếu tố tiên lượng bệnh nặng, còn nhiều bệnh nhân phải phẫu thuật vì biến chứng của bệnh.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
: bệnh ruột viêm, bệnh Crohn, viêm loét đại tràng
Tài liệu tham khảo
2. Maaser, C.; Sturm, A.; Vavricka, S. R.; Kucharzik, T.; Fiorino, G.; Annese, V.; Calabrese, E.; Baumgart, D. C.; Bettenworth, D.; Borralho Nunes, P.; Burisch, J.; Castiglione, F.; Eliakim, R.; Ellul, P.; González-Lama, Y.; Gordon, H.; Halligan, S.; Katsanos, K.; Kopylov, U.; Kotze, P. G.; Krustiņš, E.; Laghi, A.; Limdi, J. K.; Rieder, F.; Rimola, J.; Taylor, S. A.; Tolan, D.; van Rheenen, P.; Verstockt, B.; Stoker, J. ECCO-ESGAR Guideline for Diagnostic Assessment in IBD Part 1: Initial Diagnosis, Monitoring of Known IBD, Detection of Complications. Journal of Crohn’s and Colitis 2019, 13 (2), 144-164K. https://doi.org/10.1093/ecco-jcc/jjy113.
3. Ng, S. C.; Tang, W.; Ching, J. Y.; Wong, M.; Chow, C. M.; Hui, A. J.; Wong, T. C.; Leung, V. K.; Tsang, S. W.; Yu, H. H.; Li, M. F.; Ng, K. K.; Kamm, M. A.; Studd, C.; Bell, S.; Leong, R.; Silva, H. J. de; Kasturiratne, A.; Mufeena, M. N. F.; Ling, K. L.; Ooi, C. J.; Tan, P. S.; Ong, D.; Goh, K. L.; Hilmi, I.; Pisespongsa, P.; Manatsathit, S.; Rerknimitr, R.; Aniwan, S.; Wang, Y. F.; Ouyang, Q.; Zeng, Z.; Zhu, Z.; Chen, M. H.; Hu, P. J.; Wu, K.; Wang, X.; Simadibrata, M.; Abdullah, M.; Wu, J. C.; Sung, J. J. Y.; Chan, F. K. L. Incidence and Phenotype of Inflammatory Bowel Disease Based on Results From the Asia-Pacific Crohn’s and Colitis Epidemiology Study. Gastroenterology 2013, 145 (1), 158-165.e2. https://doi.org/10.1053/j.gastro.2013.04.007.
4. Ngà Đ. T.; Bình N. C.; Kỳ T. D.; Tùng N. L.; Ngân H. K.; Quang P. M. N.; Tuyết D. T.; Hoài M. T.; Loan P. T. C.; Thuận L. T.; Ánh B. T. Biểu hiện lâm sàng tại ruột và ngoài ruột của bệnh nhân viêm ruột mạn tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Journal of 108 - Clinical Medicine and Phamarcy 2023. https://doi.org/ 10.52389/ydls.v18i3.1816.
5. Carter, M. J.; Lobo, A. J.; Travis, S. P. L.; IBD Section, British Society of Gastroenterology. Guidelines for the Management of Inflammatory Bowel Disease in Adults. Gut 2004, 53 Suppl 5 (Suppl 5), V1-16. https://doi.org/ 10.1136/gut.2004.043372.
6. Freeman, H. J. Application of the Montreal Classification for Crohn’s Disease to a Single Clinician Database of 1015 Patients. Can J Gastroenterol 2007, 21 (6), 363–366.