ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CAN THIỆP KỸ THUẬT VẬN ĐỘNG TINH VÀ VẬN ĐỘNG CƯỠNG BỨC (P-CIMT) CHO TRẺ BẠI NÃO THỂ CO CỨNG TẠI BỆNH VIỆN PHỤC HỒI CHỨC NĂNG HÀ NỘI

Dương Kiều Trang1, Phan Thị Kiều Loan1,2, Trịnh Bảo Trâm1, Phạm Văn Minh1,2,
1 Trường Đại học Y Hà Nội
2 Bệnh viện Phục hồi Chức năng Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá kết quả can thiệp kỹ năng vận động tinh bàn tay và vận động cưỡng bức (P-CIMT) cho trẻ bại não thể co cứng tại Bệnh viện Phục hồi chức năng Hà Nội. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Tiến cứu, thử nghiệm lâm sàng, so sánh trước và sau điều trị, không có nhóm chứng trên 30 trẻ bại não thể co cứng được can thiệp các kỹ năng vận động tinh và kỹ thuật vận động cưỡng bức bên liệt (P-CIMT). Kết quả: Nghiệm pháp hộp và khối (BBT) tăng trung bình 1,03 khối sau 4 tuần và tăng trung bình 3,8 khối sau 8 tuần. Điểm nhật ký hoạt động vận động nhi khoa (PMAL) về mức độ thường xuyên sử dụng tay bên liệt và mức độ hoàn thành tốt sau 4 tuần đều tăng 0,14 điểm, sau 8 tuần tăng lần lượt là 0,44 và 0,51. Kết quả đạt mục tiêu (GAS) sau 4 tuần mức (0,1,2) là 13,3% và sau 8 tuần là 56,6%. Sự khác biệt các kết quả trên có ý nghĩa thống kê  p<0,01. Kết luận: 2 phương pháp can thiệp các kỹ năng vận động tinh và kỹ thuật vận động cưỡng bức (P-CIMT) giúp trẻ bại não thể co cứng cải thiện tốt chức năng bàn tay.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Gladstone M. A review of the incidence and prevalence, types and aetiology of childhood cerebral palsy in resource-poor settings. Ann Trop Paediatr. 2010;30(3):181-196.
2. Odding E, Roebroeck ME, Stam HJ. The epidemiology of cerebral palsy: Incidence, impairments and risk factors. Disabil Rehabil. 2006; 28(4):183-191.
3. A report: the definition and classification of cerebral palsy April 2006. Dev Med Child Neurol. 2007;49:8-14.
4. Hoàng Thị Liên. Đánh giá hiệu quả chương trình P – CIMT cho trẻ bại não thể co cứng tại bệnh viện Phục hồi chức năng Hà Nội. Luận văn Thạc sỹ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội. 2020.
5. Đỗ Thị Phương Thảo. Đánh giá kết quả can thiệp vận động cưỡng bức bên liệt và trị liệu phối hợp hai tay trên trẻ bại não thể co cứng. Tạp chí Y học Việt Nam. 2023. Số 1/2023
6. Sung, I.-Y.; Ryu, J.-S.; Pyun, S.-B.; Yoo, S.-D.; Song, W.-H.; Park, M.-J. Efficacy of Forced-Use Therapy in Hemiplegic Cerebral Palsy. Arch Phys Med Rehabil 2005, 86 (11), 2195 -2198.
7. Taub, E.; Ramey, S. L.; Deluca, S,; Echols, K. Efficacy of Constraint-Induced Movement Therapy for Children with Cerebral Palsy with Asymmetric Motor Impairment. Pediatrics 2004, 113 (2), 305-312.
8. Sorsdahl, A. B., Moe-Nilssen, R., Kaale, H. K., Rieber, J., & Strand, L. I. (2010), Change
in basic motor abilities, quality of movement and everyday activities following intensive, goaldirected, activity-focused physiotherapy in a group setting for children with cerebral palsy. BMC Pediatrics, 10, 26