GIÁ TRỊ CỦA PHƯƠNG PHÁP CHỤP CỘNG HƯỞNG TỪ BẠCH MẠCH QUA HẠCH BẸN TRONG ĐÁNH GIÁ GIẢI PHẪU VÀ CHẨN ĐOÁN RÒ ỐNG NGỰC
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: So sánh giá trị của phương pháp chụp cộng hưởng từ (CHT) bạch mạch qua hạch bẹn trong xác định giải phẫu và chẩn đoán rò ống ngực so với chụp bạch mạch số hóa xóa nền (DSA). Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả hồi cứu 42 bệnh nhân được chẩn đoán rò dịch dưỡng chấp (26 nữ, 16 nam; 35 bệnh nhân sau chấn thương, 7 bệnh nhân không do chấn thương) được chụp CHT và DSA đường bạch huyết qua hạch bẹn tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội. Kết quả: Vị trí tổn thương ống ngực thường gặp là đoạn cổ với 19/42 bệnh nhân (45%) và đoạn ngực với 16/42 bệnh nhân (38%). Về đánh giá giải phẫu: 50% bệnh nhân có giải phẫu ống ngực bình thường, 33,3% không có bể dưỡng chấp. Về đối chiếu giải phẫu giữa CHT và DSA: mức độ đồng thuận rất tốt với giải phẫu bình thường, ống ngực nằm hoàn toàn bên trái cột sống, không có bể dưỡng chấp, ống ngực đôi đoạn xa. Về khả năng phát hiện đường rò, CHT so với DSA có độ nhạy 92%, độ đặc hiệu 100%, giá trị dự đoán dương tính 100%, giá trị dự đoán âm tính 57%. Kết luận: Chụp cộng hưởng từ bạch mạch qua hạch bẹn hai bên là kỹ thuật đơn giản, ít xâm lấn, không nhiễm xạ, cung cấp thông tin đầy đủ về giải phẫu cũng như có độ nhạy và độ đặc hiệu cao trong phát hiện rò ống ngực.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Cộng hưởng từ bạch mạch, ống ngực, rò dưỡng chấp, chụp bạch huyết qua hạch
Tài liệu tham khảo
2. Bolger C, Walsh TN, Tanner WA, Keeling P, Hennessy TPJ. Chylothorax after oesophagectomy. British Journal of Surgery. 2005;78(5):587-588. doi:10.1002/bjs.1800780521
3. Toliyat M, Singh K, Sibley RC, Chamarthy M, Kalva SP, Pillai AK. Interventional radiology in the management of thoracic duct injuries: Anatomy, techniques and results. Clinical Imaging. 2017;42: 183-192. doi:10.1016/j. clinimag. 2016.12.012
4. Itkin M, Nadolski GJ. Modern Techniques of Lymphangiography and Interventions: Current Status and Future Development. Cardiovasc Intervent Radiol. 2018;41(3):366-376. doi:10. 1007/s00270-017-1863-2
5. Majdalany BS, El-Haddad G. Contemporary lymphatic interventions for post-operative lymphatic leaks. Transl Androl Urol. 2020;9(S1): S104-S113. doi:10.21037/ tau.2019.08.15
6. Pamarthi V, Pabon-Ramos WM, Marnell V, Hurwitz LM. MRI of the Central Lymphatic System: Indications, Imaging Technique, and Pre-Procedural Planning. Top Magn Reson Imaging. 2017;26(4): 175-180. doi:10.1097/RMR. 0000000000000130
7. Munn LL, Padera TP. Imaging the lymphatic system. Microvasc Res. 2014;0:55-63. doi:10. 1016/j.mvr.2014.06.006
8. Hematti H, Mehran RJ. Anatomy of the thoracic duct. Thorac Surg Clin. 2011;21(2):229-238, ix. doi:10.1016/j.thorsurg.2011.01.002
9. Itkin M, Kucharczuk JC, Kwak A, Trerotola SO, Kaiser LR. Nonoperative thoracic duct embolization for traumatic thoracic duct leak: Experience in 109 patients. The Journal of Thoracic and Cardiovascular Surgery. 2010; 139(3):584-590. doi:10.1016/j.jtcvs.2009.11.025
10. Lee CW, Koo HJ, Shin JH, Kim M young, Yang DH. Postoperative Chylothorax: the Use of Dynamic Magnetic Resonance Lymphangiography and Thoracic Duct Embolization. Investigative Magnetic Resonance Imaging. 2018;22(3):182-186. doi:10.13104/imri.2018.22.3.182