ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH VÀ ĐIỀU TRỊ DỊ VẬT XÂM NHẬP QUA ĐƯỜNG TIÊU HÓA, DƯỚI CƠ HOÀNH TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

Nguyễn Thái Bình1,2,, Đinh Văn Thư1
1 Bệnh viện Đại học Y Hà Nội
2 Trường Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Dị vật ống tiêu hóa là bệnh lý rất thường gặp trên thực hành lâm sàng, dị vật ống tiêu hóa dưới cơ hoành ít gặp hơn nhưng cũng rất nguy hiểm có thể dẫn những biến chứng nặng nề thậm chí tử vong nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Dị vật thường xâm nhập qua đường miệng.  Việc chẩn đoán chủ yếu dựa vào cắt lớp vi tính (CLVT), nó giúp cung cấp một cái nhìn chính xác các đặc điểm về hình dáng, kích thước, vị trí cũng như biến chứng của dị vật. Hiện nay các phương pháp lấy dị vật thường được sử dụng là nội soi, phẫu thuật và can thiệp lấy dị vật qua da, mỗi phương pháp có những chỉ định cũng như ưu nhược điểm khác nhau, việc lựa chọn phương pháp điều trị phụ thuộc rất nhiều vào đặc điểm hình ảnh của dị vật cũng như biến chứng đi kèm. Nghiên cứu (NC) này nhằm mô tả đặc điểm hình ảnh dị vật ống tiêu hóa, dưới cơ hoành, đặc điểm dị vật liên quan đến lựa chọn phương pháp điều trị. Mục tiêu: Mô tả đặc điểm hình ảnh dị vật ống tiêu hóa dưới cơ hoành, đặc điểm dị vật liên quan đến lựa chọn phương pháp điều trị. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu hồi cứu, mô tả cắt ngang, chọn mẫu không xác suất với 49 bệnh nhân (BN) có dị vật xâm nhập qua đường tiêu hóa nằm dưới cơ hoành tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội từ tháng 1/2021 đến 5/2024. Kết quả: Trong NC của chúng tôi phần lớn dị vật dưới cơ hoành cần can thiệp xử lý là những dị vật dài nhọn (93,9%), trong đó phần lớn là xương cá và tăm (chiếm 78,5% dị vật được xác định). Có 45/49 BN (91,8%) có 1 dị vật, 4 BN (8,2%) có > 1 dị vật. Biến chứng dị vật dưới cơ hoành cần can thiệp xử lý nhiều nhất là thủng 73,5%. Vị trí dị vật dưới cơ hoành cần can thiệp điều trị hay gặp nhất là ở ruột non (34,7%). Phần lớn dị vật được lấy bằng nội soi nằm ở dạ dày và đại trực tràng. Phẫu thuật nội soi chiếm tỉ lệ cao nhất trong điều trị lấy dị vật 32,7%, Can thiệp lấy dị vật qua da chiếm tỉ lệ 14/49 ca (28,6%), chủ yếu được lựa chọn trong những trường hợp dị vật nằm ngoài ống tiêu hóa. Tỉ lệ lấy dị vật thành công chung đạt 77,6%. Kết luận: Chần đoán dị vật ống tiêu hóa dưới cơ hoành chủ yếu dựa vào CLVT, vì độ chính xác cao, mô tả chính xác các đặc điểm về hình dáng, kích thước, vị trí cũng như biến chứng của dị vật qua đó giúp lựa chọn phương pháp điều trị cho phù hợp. Nội soi tiêu hoá là lựa chọn điều trị đầu tay nếu vị trí thuận lợi có thể tiếp cận được dị vật trong lòng ruột, phẫu thuật được đặt ra khi dị vật nằm ngoài ống tiêu hoá hoặc nội soi tiêu hoá thất bại. Can thiệp lấy dị vật ống tiêu hóa qua da là kĩ thuật mới bước đầu cho thấy những kết quả rất khả quan.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. ASGE Standards of Practice Committee, Ikenberry SO, Jue TL, Anderson MA, et al: Management of ingested foreign bodies and food impactions. Gastrointest Endosc 73:1085–1091, 2011. doi: 10.1016/j.gie.2010.11.010
2. Jaan A, Mulita F. Gastrointestinal Foreign Body. [Updated 2023 Mar 14]. In: StatPearls [Internet]. Treasure Island (FL): StatPearls Publishing; 2023 Jan-. Available from: https://www.ncbi.nlm. nih.gov/books/NBK562203/
3. Gatto A, Capossela L, Ferretti S, Orlandi M, Pansini V, Curatola A, Chiaretti A. Foreign Body Ingestion in Children: Epidemiological, Clinical Features and Outcome in a Third Level Emergency Department. Children (Basel). 2021 Dec 15;8(12): 1182. doi: 10.3390/ children8121182. PMID: 34943378; PMCID: PMC8700598.
4. Lee JH, Lee JH, Shim JO, Lee JH, Eun BL, Yoo KH. Foreign Body Ingestion in Children: Should Button Batteries in the Stomach Be Urgently Removed? Pediatr Gastroenterol Hepatol Nutr. 2016 Mar;19(1):20-8. doi: 10.5223/ pghn.2016.19.1.20. Epub 2016 Mar 22. PMID: 27066446; PMCID: PMC4821979.
5. Law WL, Lo CY. Fishbone perforation of the small bowel: laparoscopic diagnosis and laparoscopically assisted management. Surg Laparosc Endosc Percutan Tech. 2003 Dec;13(6): 392-3. doi: 10.1097/00129689-200312000-00010. PMID: 14712103.
6. Jimenez-Fuertes M, Moreno-Posadas A, Ruíz-Tovar Polo J, Durán-Poveda M. Liver abscess secondary to duodenal perforation by fishbone: Report of a case. Rev Esp Enferm Dig. 2016 Jan;108(1):42. PMID: 26765235.
7. Sarici IS, Topuz O, Sevim Y, Sarigoz T, Ertan T, Karabıyık O, Koc A. Endoscopic Management of Colonic Perforation due to Ingestion of a Wooden Toothpick. Am J Case Rep. 2017 Jan 20;18:72-75. doi: 10.12659/ajcr.902004. PMID: 28104902; PMCID: PMC5270761.
8. ASGE Standards of Practice Committee; Ikenberry SO, Jue TL, Anderson MA, Appalaneni V, Banerjee S, Ben-Menachem T, Decker GA, Fanelli RD, Fisher LR, Fukami N, Harrison ME, Jain R, Khan KM, Krinsky ML, Maple JT, Sharaf R, Strohmeyer L, Dominitz JA. Management of ingested foreign bodies and food impactions. Gastrointest Endosc. 2011 Jun;73(6): 1085-91. doi: 10.1016/j.gie.2010. 11.010. PMID: 21628009.
9. Hara M, Takayama S, Imafuji H, Sato M, Funahashi H, Takeyama H. Single-port retrieval of peritoneal foreign body using SILS port: report of a case. Surg Laparosc Endosc Percutan Tech. 2011 Jun;21(3):e126-9. doi: 10.1097/ SLE.0b013e31820df9d0. PMID: 21654283.
10. Obinwa, O., Cooper, D., O’Riordan, J. M., & Neary, P. (2016). Gastrointestinal Foreign Bodies. Actual Problems of Emergency Abdominal Surgery. doi:10.5772/63464