ĐẶC ĐIỂM RỐI LOẠN NHẬN THỨC Ở NGƯỜI BỆNH TRẦM CẢM CAO TUỔI ĐIỀU TRỊ NỘI TRÚ TẠI VIỆN SỨC KHỎE TÂM THẦN - BỆNH VIỆN BẠCH MAI

Nguyễn Thị Phương Loan1,, Hoàng Trường Sơn1, Nguyễn Thị Bích1, Tạ Thị Hằng1
1 Viện Sức khỏe Tâm thần

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả triệu chứng rối loạn nhận thức ở người bệnh trầm cảm cao tuổi điều trị nội trú tại Viện Sức khỏe Tâm thần- Bệnh viện Bạch Mai. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang 97 người bệnh trầm cảm từ 60 tuổi trở lên điều trị nội trú tại Viện Sức khỏe Tâm thần Quốc gia – Bệnh viện Bạch Mai từ tháng 01/ 2024 đến 07/ 2024. Kết quả: Phần lớn người bệnh (52,6%) vào viện với chẩn đoán trầm cảm tái diễn. 27,8% người bệnh có triệu chứng loạn thần. Đa số người bệnh gặp trầm cảm nặng (69,1%). 53,6% số người bệnh có triệu chứng suy giảm nhận thức, trong đó 13,4% gặp suy giảm nhận thức mức độ vừa. Về các chức năng nhận thức, khoảng 42,3% người bệnh gặp rối loạn về trí nhớ, 34% gặp rối loạn về chú ý và 26,8% gặp rối loạn về ngôn ngữ. Kết luận: Rối loạn chức năng nhận thức là triệu chứng phổ biến ở người bệnh trầm cảm cao tuổi và nhiều chức năng nhận thức bị ảnh hưởng.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Ageing. Accessed April 30, 2024. https://www.who.int/health-topics/ageing
2. Zenebe Y, Akele B, W/Selassie M, Necho M. Prevalence and determinants of depression among old age: a systematic review and meta-analysis. Ann Gen Psychiatry. 2021;20(1):55. doi:10.1186/s12991-021-00375-x
3. Perini G, Cotta Ramusino M, Sinforiani E, Bernini S, Petrachi R, Costa A. Cognitive impairment in depression: recent advances and novel treatments. Neuropsychiatr Dis Treat. 2019;15:1249-1258. doi:10.2147/NDT.S199746
4. Mukku SSR, Dahale AB, Muniswamy NR, Muliyala KP, Sivakumar PT, Varghese M. Geriatric Depression and Cognitive Impairment—An Update. Indian J Psychol Med. 2021;43(4): 286-293. doi:10.1177/0253717620981556
5. Guo L, Fang M, Wang L, et al. Gender differences in geriatric depressive symptoms in urban China: the role of ADL and sensory and communication abilities. Front Psychiatry. 2024;15. doi:10.3389/fpsyt.2024.1344785
6. Sundquist K, Frank G, Sundquist J. Urbanisation and incidence of psychosis and depression: Follow-up study of 4.4 million women and men in Sweden. Br J Psychiatry. 2004;184(4):293-298. doi:10.1192/bjp.184.4.293
7. Deng Y, McQuoid DR, Potter GG, et al. Predictors of Recurrence in Remitted Late-Life Depression. Depress Anxiety. 2018;35(7):658-667. doi:10.1002/da.22772
8. Aajami Z, Kazazi L. Relationship between Depression and Cognitive Impairment among Elderly: A Cross-sectional Study. Journal of Caring Sciences. 2020;9(3):148-153.
9. Nikolin S, Tan YY, Schwaab A, Moffa A, Loo CK, Martin D. An investigation of working memory deficits in depression using the n-back task: A systematic review and meta-analysis. Journal of Affective Disorders. 2021;284:1-8. doi:10.1016/j.jad.2021.01.084
10. Lockwood KA, Alexopoulos GS, Van Gorp WG. Executive Dysfunction in Geriatric Depression. AJP. 2002;159(7):1119-1126. doi:10.1176/appi.ajp.159.7.1119