ẢNH HƯỞNG CỦA MỔ LẤY THAI ĐẾN LẦN MANG THAI SAU CỦA SẢN PHỤ SINH LẦN 2 TẠI BỆNH VIỆN SẢN NHI CÀ MAU NĂM 2022-2023
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Mổ lấy thai liên quan đến sức khỏe của mẹ và con trong ngắn hạn và dài hạn đặc biệt là những lần mang thai sau. Do đó, xác định các nguy cơ của mổ lấy thai đến lần mang thai sau là cần thiết. Mục tiêu: Xác định tỷ lệ mổ lấy thai, các yếu tố như: nhau tiền đạo, vở ối sớm, đái tháo đường, tăng huyết áp thai kỳ; suy thai, cân nặng, chỉ số Apgar trẻ sơ sinh giữa hai nhóm sản phụ sinh lần đầu bằng đường âm đạo hoặc mổ lấy thai đến sinh lần 2 tại bệnh viện Sản Nhi Cà Mau. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu trên 2576 sản phụ sinh lần 2 tại Bệnh viên Sản Nhi Cà Mau năm 2022-2023. Kết quả: Nhóm sản phụ có tiền sử mổ lấy thai khi mang thai lần 2 có nguy cơ mổ lấy thai, nhau tiền đạo, vở ối sớm, đái tháo đường, tăng huyết áp thai kỳ cao hơn so với nhóm sản phụ đã sinh đường âm đạo lần 1 với RR lần lượt là 5,68 KTC95%[4,60-7,02]; 1,21KTC95%[1,11-1,31]; 1,45KTC95%[1,31-1,61]; 1,24KTC95%[1,08-1,43]; 1,39 KTC95%[1,26-1,53]; 1,19KTC95% [1,03-1,37]. Tuy nhiên đái tháo đường thai kỳ không có sự khác biệt giữa 2 nhóm, p=0,69. Đối với trẻ sơ sinh ở nhóm sản phụ đã mổ lấy thai có nguy cơ suy thai, nhẹ cân hơn so với nhóm sinh đường âm đạo với RR lần lượt là 1,51 KTC95%[1,38-1,63] và 1,24 KTC95%[1,08-1,42]. Kết luận: Sản phụ có tiền sử mổ lấy thai có nguy cơ cho cả mẹ và con và hầu như phải mổ lấy thai khi mang thai lần sau.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
mổ lấy thai, sinh đường âm đạo, nhau tiền đạo, vỡ ối sớm, suy thai.
Tài liệu tham khảo
2. Geum Joon Cho, Log Young Kim, Kyung-Jin Min et al (2015), “Prior cesarean section is associated with increased preeclampsia risk in a subsequent pregnancy”, BMC Pregnancy and Childbirth, 15, e:24.
3. Levin Lisa D. et al (2015), “Does stage of labor at time of cesarean affect risk of subsequent preterm birth?”, Am J Obstet Gynecol, 212(3): 360.e1–360.
4. Sedigheh Sheidaei, Jafarnejad F, Mohammad Zadeh F, Taji Heravi A (2019), “The Effect of Peer Education on Pregnant Women's Choosing Mode of Delivery”, Journal of Midwifery and Reproductive Health, 7(4); pp: 1880-1887.
5. WHO (2018) “Recommendations non-clinical interventions to reduce unnecessary caesarean sections”, ISBN 978-92-4-155033-8.
6. Weiner E, Miremberg H, Grinstein E, et al (2016), “Placental histopathology lesions and pregnancy outcome in pregnancies complicated with symptomatic vs. non symptomatic placenta previa”, Early Hum Dev, 101, p:85-9.
7. Xiaoxu Chen et al (2021) “Previous mode of delivery affects subsequent pregnancy outcomes: a Chinese birth register study”, Ann Transl Med, 9(14):1135.