MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THANG ĐIỂM RASS TRONG THEO DÕI VÀ CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH THỞ MÁY XÂM NHẬP CÓ SỬ DỤNG THUỐC AN THẦN
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến thang điểm RASS trong theo dõi người bệnh(NB) thở máy xâm nhập có sử dụng thuốc an thần tại Trung tâm Hồi sức tích cực- Bệnh viện Bạch Mai. Thiết kế nghiên cứu: mô tả tiến cứu trên 60 NB được tiến hành thông khí nhân tạo xâm nhập có sử dụng thuốc an thần với 1281 lần chấm điểm RASS tại trung tâm Hồi sức tích cực- Bệnh viện Bạch Mai từ tháng 8 năm 2023 đến tháng 4 năm 2024. Kết quả: tỷ lệ nam/nữ: 2/1, tuổi trung bình: 59,87±19,40 với 55% NB có tuổi từ 60 đến 80 tuổi. Nguyên nhân sử dụng an thần gặp nhiều nhất là tình trạng kích thích liên quan đến các bệnh lý hô hấp với 66,7%. Điểm RASS trung bình khi khởi đầu là -2,58 ± 2,39 và giảm dần tại ngày thứ 3 và thứ 4 của nghiên cứu với điểm trung bình lần lượt là -1,29 ± 2,71 và -1,5 ± 2,2 với p<0,05. Điểm RASS không khác biệt giữa các nhóm giới tính, nhóm tuổi, nhóm thể trạng và loại an thần sử dụng với p>0,05. Trên NB thở máy kéo dài trên 72 giờ có điểm RASS trung bình thấp hơn với p<0,05. Có sự tương đồng giữa điểm RASS chấm tại thời điểm bắt đầu giữa nghiên cứu viên và điều dưỡng viên (kappa: 0,763 với p=0,066), giữa nghiên cứu viên với bác sĩ (kappa: 0,554, p=0,074). Kết luận: Thang điểm RASS có thể áp dụng cho nhiều đối tượng bệnh nhân khác nhau, không phụ thuộc giới tính, nhóm tuổi, thể trạng hoặc các phác đồ an thần khác nhau. Có sự phù hợp cao khi thực hiện chấm điểm RASS giữa đối tượng trình độ bác sĩ và điều dưỡng.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
thang điểm RASS, thang điểm Richmond, mức độ an thần.
Tài liệu tham khảo
2. Danielis M, Povoli A, Mattiussi E, Palese A. Understanding patients' experiences of being mechanically ventilated in the Intensive Care Unit: Findings from a meta-synthesis and meta-summary. J Clin Nurs. Jul 2020;29(13-14):2107-2124. doi:10.1111/jocn.15259
3. Stephens RJ, Dettmer MR, Roberts BW, et al. Practice Patterns and Outcomes Associated With Early Sedation Depth in Mechanically Ventilated Patients: A Systematic Review and Meta-Analysis. Crit Care Med. Mar 2018;46(3): 471-479. doi:10.1097/ccm.0000000000002885
4. Devlin JW, Skrobik Y, Gélinas C, et al. Clinical Practice Guidelines for the Prevention and Management of Pain, Agitation/Sedation, Delirium, Immobility, and Sleep Disruption in Adult Patients in the ICU. Crit Care Med. Sep 2018;46(9): e825-e873. doi:10.1097/ccm. 0000000000003299
5. Nguyễn Thị Ngọc Ánh. Đánh giá khả năng áp dụng thang điểm an thần Richmond của điều dưỡng trên bệnh nhân thông khí nhân tạo xâm nhập tại khoa hồi sức tích cực bệnh viện Vinmec Times city. 2021. Luận văn thạc sĩ điều dưỡng, Trường Đại học Y Hà Nội.
6. Guttormson JL, Chlan L, Tracy MF, Hetland B, Mandrekar J. Nurses' Attitudes and Practices Related to Sedation: A National Survey. Am J Crit Care. Jul 2019;28(4):255-263.doi:10.4037/ ajcc2019526
7. Đinh Vĩnh Thái. Nghiên cứu áp dụng thang điểm richmond trong đánh giá mức độ an thần ở bệnh nhân thông khí nhân tạo xâm nhập.2018.Luận văn chuyên khoa II,Trường đại học Y Hà Nội.
8. Namigar T, Serap K, Esra AT, et al. [The correlation among the Ramsay sedation scale, Richmond agitation sedation scale and Riker sedation agitation scale during midazolam-remifentanil sedation]. Rev Bras Anestesiol. Jul-Aug 2017;67(4):347-354. Correlação entre a escala de sedação de Ramsay, escala de sedação‐agitação de Richmond e escala de sedação‐agitação de Riker durante sedação com midazolam‐remifentanil. doi:10.1016/ j.bjan. 2017.03.006
9. Almgren M, Lundmark M, Samuelson K. The Richmond Agitation‐Sedation Scale: translation and reliability testing in a Swedish intensive care unit. Acta anaesthesiologica scandinavica. 2010;54(6):729-735.
10. Shehabi Y, Chan L, Kadiman S, et al. Sedation depth and long-term mortality in mechanically ventilated critically ill adults: a prospective longitudinal multicentre cohort study. Intensive care medicine. 2013;39:910-918