ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG BỆNH NHÂN CHẤN THƯƠNG CỘT SỐNG CỔ THẤP ĐƯỢC ĐIỀU TRỊ PHẪU THUẬT CẮT THÂN ĐỐT SỐNG VÀ HÀN XƯƠNG LỐI TRƯỚC (ACCF) Ở BỆNH VIỆN VIỆT ĐỨC

Đỗ Mạnh Hùng1,, Nguyễn Tuấn Anh1
1 Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh nhân chấn thương cột sống cổ thấp được điều trị phẫu thuật cắt thân đốt sống và hàn xương lối trước ở Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả hồi cứu và tiến cứu với 32 bệnh nhân chấn thương cột sống cổ thấp được phẫu thuật cắt thân đốt sống và hàn xương lối trước tại khoa Phẫu thuật cột sống, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức từ tháng 1 năm 2021 đến tháng 12  năm 2023. Kết quả: có 32 bệnh nhân trong nghiên cứu của chúng tôi với tỉ lệ nam/nữ là 1,46/1, tuổi trung bình là 45,3±14,7. Nghề nghiệp chiếm tỷ lệ cao nhất là Công nhân (43,7%). Nguyên nhân do tai nạn giao thông chiếm tỷ lệ cao nhất (37,5%). Trong số 32 bệnh nhân nghiên cứu, phần lớn bệnh nhân đau cột sống cổ chiếm 93,7%. Vị trí đốt sống hay gặp nhất là đốt sống C6 chiếm 37,5%, đốt sống ít gặp nhất là 3,1%. Tỷ lệ chấn thương cột sống cổ đơn thuần không có tổn thương phối hợp chiếm tỷ lệ cao nhất 53,2%, tổn thương phối hợp hay gặp nhất là gãy xương chi chiếm 28,1%. Tỉ lệ rối loạn cảm giác gặp trong chấn thương cột sống cổ thấp chiếm tỉ lệ cao nhất 53,1%. Tỷ lệ rối loạn cơ tròn chiếm 43,7%. Tỷ lệ tổn thương thần kinh theo phân loại ASIA A và D chiếm tỷ lệ cao nhất 25%. Trên Xquang: tỷ lệ vỡ toàn bộ thân đốt sống chiếm tỷ lệ cao nhất 50%. Trên CLVT: vỡ thân đốt sống lớn hơn hoặc bằng 3 mảnh chiếm tỷ lệ cao nhất 50%.Trên MRI: tổn thương đĩa đệm chiếm tỷ lệ cao nhất 100%. Kết luận: Triệu chứng lâm sàng hay gặp nhất của bệnh nhân chấn thương cột sống cổ thấp là đau cột sống, tỷ lệ tổn thương thần kinh theo phân loại ASIA A và D chiếm tỷ lệ cao nhất. Trên Xquang và CLVT các bệnh nhân tỷ lệ vỡ toàn bộ thân đốt sống chiếm tỷ lệ cao nhất. Trên MRI tổn thương đĩa đệm chiếm tỷ lệ cao nhất.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Hà Kim Trung (1999), “Điều trị CSC dưới bằng phẫu thuật qua đường cổ trước”, Tạp chí Y học Việt Nam, số 6, 7, 8- 1999, Tập 226, tr 59- 62.
2. Hà Kim Trung (2001), “Đường cổ trước bên trong phẫu thuật bệnh lý CSC”, Tạp chí ngoại khoa, Số 3 - 2001, tập XL VII, Tr 20- 23.
3. HaorLD Ellis (2001), “Giải phẫu lâm sàng cột sống và tủy sống”, Nguyễn Quang Huy dịch, Nhà xuất bản Y Học, tr 370- 384.
4. Allyson I., Isidoro Z., Jigar T., Marc A., (2006), “Biomechanical evaluation of surgical constructs for stabilization of cervical Tear- drop fractures”, The Spine Journal, Vol 6, p 514-523.
5. Andrew H.M., Casey H.H., Wensheng G., Shermam C.S., (2008), “Prevalence of cervical spine injury in trauma”, Neurosurg Focus, vol 25, E 10, 2008.
6. Charles H. Bill II and Vanessa L. Harkins (2003), “Spinal Cord Injuries”, Principles and practice of Emergency Neurology, Handbook for Emergency Physicians. Cambridge University Press 2003, p 268-303.
7. Christopher P.S., Mark C.N., Alexander V., Jerome M.C (2000), “Traumatic Injuries of the Adull Upper Cervical Spine”, Surgery of Spinal Trauma, Chapter 7, pp 179- 214.
8. David F. A., (2000), “Medical Management and Rehabilitation of the Spine Cord Injured Patient”, Surgery of spinel trauma, Chapter 6, pp 157- 178. Injury Extra, Vol 38, pp 317- 319.
9. Izumi K., Yoshinobu I., Hiroshi A., (2000), “Acute cervical cord injury without fracture or dislocation of the spine colunmn”, J Neurourg: Spine, Vol 93, pp 15- 20.
10. Song KJ., Lee KB., (2007), “Anterior versus combined anterior and posterior fixation/ fusion in thr treatment of distraction- flexion injury in the lower carvical spine”, Journal of Clinical Neuroscience, Vol 15, pp 36- 42.