SỬ DỤNG THANG MOAS ĐÁNH GIÁ KÍCH ĐỘNG Ở NGƯỜI BỆNH TÂM THẦN PHÂN LIỆT THỂ PARANOID
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Kích động là biểu hiện hay gặp ở người bệnh tâm thần phân liệt thể paranoid. Tình trạng này nếu không được kiểm soát tốt có thể dẫn đến các hành vi nguy hiểm cho những người xung quanh và cả bản thân người bệnh. Việc xác định tỷ lệ và đánh giá các yếu tố liên quan có giá trị dự đoán khả năng kích động ở người bệnh tâm thần phân liệt thể paranoid, từ đó có những can thiệp sớm cho những đối tượng nguy cơ cao. Mục tiêu: Xác định tỷ lệ và đánh giá một số yếu tố liên quan đến kích động ở người bệnh tâm thần phân liệt thể paranoid. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 93 người bệnh tâm thần phân liệt thể paranoid được điều trị nội trú tại Viện Sức khỏe Tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai từ tháng 8/2021 đến tháng 05/2022, sử dụng thang MOAS xác định tình trạng kích động. Kết quả: Tỷ lệ kích động theo thang MOAS ở người bệnh tâm thần phân liệt thể paranoid là 49,5%; các yếu tố liên quan có ý nghĩa với tình trạng kích động bao gồm: tiền sử có hành vi gây hấn, bạo lực; tiền sử có hành vi tự huỷ hoại và tiền sử có hành vi tự sát; hình thức nhập viện không tự nguyện và không tuân thủ điều trị. Kết luận: Cần có biện pháp sàng lọc kích động để can thiệp sớm và phù hợp cho người bệnh tâm thần phân liệt thể paranoid có nguy cơ kích động cao.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
kích động, tâm thần phân liệt thể paranoid, MOAS.
Tài liệu tham khảo
1. Nguyễn Kim Việt. Bệnh tâm thần phân liệt. In: Giáo trình bệnh học tâm thần. Nhà xuất bản Y học; 2016:74-79.
2. Nguyễn Quang Ngọc Linh. Đặc điểm lâm sàng rối loạn hành vi ở bệnh nhân tâm thần phân liệt thể paranoid. Luận văn thạc sĩ y học. Đại học Y Hà Nội; 2018.
3. Bùi Phương Thảo. Nghiên cứu biến đổi nồng độ dopamin huyết tương ở bệnh nhân tâm thần phân liệt điều trị bằng thuốc an thần kinh và sốc điện. Luận văn thạc sĩ y học. Học viện Quân Y; 2021.
4. Phạm Công Huân. Đặc điểm lâm sàng và yếu tố nguy cơ hành vi tự sát ở bệnh nhân tâm thần phân liệt. Luận văn Bác sỹ chuyên khoa cấp II. Đại học Y Hà Nội; 2021
5. He H, Liu Q, Li N, et al. Trends in the incidence and DALYs of schizophrenia at the global, regional and national levels: results from the Global Burden of Disease Study 2017. Epidemiol Psychiatr Sci. 2020;29:e91. doi:10.1017/ S2045796019000891
6. Mintzer JE. Introduction: the clinical impact of agitation in various psychiatric disorders: management consensus and controversies. J Clin Psychiatry. 2006;67 Suppl 10:3-5.
7. Pompili M, Ducci G, Galluzzo A, Rosso G, Palumbo C, De Berardis D. The Management of Psychomotor Agitation Associated with Schizophrenia or Bipolar Disorder: A Brief Review. Int J Environ Res Public Health. 2021;18(8):4368. doi:10.3390/ijerph18084368
8. Mi W, Zhang S, Liu Q, et al. Prevalence and risk factors of agitation in newly hospitalized schizophrenia patients in China: An observational survey. Psychiatry Res. 2017;253:401-406. doi:10.1016/j.psychres.2017.02.065
9. Araya T, Ebnemelek E, Getachew R. Prevalence and Associated Factors of Aggressive Behavior among Patients with Schizophrenia at Ayder Comprehensive Specialized Hospital, Ethiopia. BioMed Res Int. 2020;2020:7571939. doi:10.1155 /2020/7571939