ÁP DỤNG THANG ĐIỂM LANSS TRONG ĐÁNH GIÁ ĐAU DO NGUYÊN NHÂN THẦN KINH Ở BỆNH NHÂN LOÃNG XƯƠNG NGUYÊN PHÁT CÓ GÃY XƯƠNG ĐỐT SỐNG
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Nhận xét mức độ đau ở bệnh nhân loãng xương nguyên phát có gãy xương đốt sống bằng thang điểm LANSS. Phân tích mối liên quan giữa mức độ đau với một số yếu tố lâm sàng và cận lâm sàng ở nhóm đối tượng nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu: nghiên cứu trên 80 bệnh nhân được chẩn đoán loãng xương nguyên phát theo tiêu chuẩn WHO 1994 có đau cột sống với thang điểm đau VAS ≥ 3 điểm, có gãy ít nhất 1 thân đốt sống trên MRI đang điều trị tại trung tâm Cơ Xương Khớp và khoa Khám bệnh, bệnh viện Bạch Mai từ tháng 8/2022 tháng đến tháng 12 năm 2023. Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang. Kết quả: Đa số bệnh nhân gẫy ≥ 2 đốt sống (58,8%). 83,8% bệnh nhân có gẫy đốt sống thắt lưng, 61,3% gẫy đốt sống ngực. MRI cột sống: 87,5% bệnh nhân có gẫy mới thân đốt sống. Tỷ lệ đau cột sống do nguyên nhân thần kinh ở bệnh nhân loãng xương nguyên phát có gãy xương đốt sống theo thang điểm LANSS là 37,5%. Nguy cơ đau do nguyên nhân thần kinh ở nhóm có tuổi > 70 cao gấp 3,62 lần nhóm tuổi ≤ 70, nhóm có điểm VAS ≥ 7 điểm có nguy cơ đau thần kinh cao gấp 3,62 lần so với nhóm có điểm VAS < 7 điểm. Nguy cơ đau do nguyên nhân thần kinh ở nhóm có gẫy ≥ 2 đốt sống cao gấp 4,7 lần so với nhóm gẫy 1 đốt sống. MRI cột sống: nhóm có đẩy lồi thành sau đốt sống có nguy cơ đau thần kinh gấp 5,75 lần nhóm không đẩy lồi thành sau đốt sống; nhóm hẹp ống sống có nguy cơ đau thần kinh gấp 6,71 lần nhóm không hẹp ống sống. Kết luận: Nguy cơ đau cột sống do nguyên nhân thần kinh tăng lên ở nhóm tuổi > 70; nhóm có điểm VAS cao >7 điểm, gẫy ≥ 2 đốt sống, gẫy thân đốt sống trên MRI có đẩy lồi tường sau đốt sống và/ hoặc hẹp ống sống, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Loãng xương nguyên phát, gãy đốt sống, đau do nguyên nhân thần kinh, LANSS.
Tài liệu tham khảo
2. Bennett MI, Smith BH, Torrance N, Potter J. The S-LANSS score for identifying pain of predominantly neuropathic origin: validation for use in clinical and postal research. The journal of pain. 2005;6(3):149-158.
3. Nguyễn Văn Hậu, Trần Thị Tô Châu (2023). Đánh giá tác dụng giảm đau của calcitonin trong gãy xương đốt sống mới do loãng xương nguyên phát. Tạp Chí Y học Việt Nam, 521(2). https://doi.org/10.51298/vmj.v521i2.4080.
4. Fujimoto K, Inage K, Orita S, et al. The nature of osteoporotic low back pain without acute vertebral fracture: A prospective multicenter study on the analgesic effect of monthly minodronic acid hydrate. Journal of orthopaedic science: official journal of the Japanese Orthopaedic Association. 2017;22(4): 613-617.
5. Moretti A, Liguori S, Paoletta M, et al. Characterization of neuropathic component of back pain in patients with osteoporotic vertebral fractures. NeuroRehabilitation. 2022.
6. Rajput K, Ng J, Zwolinski N, Chow RM. Pain Management in the Elderly: A Narrative Review. Anesthesiology clinics. 2023;41(3):671-691.
7. Povoroznyuk V. Neuropathic pain component in patients with osteoporosis and low back pain. Bone Abstracts. 2016.
8. Gerdhem P. Osteoporosis and fragility fractures: Vertebral fractures. Best practice & research Clinical rheumatology. 2013;27(6):743-755.