ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ ĐAU KHI THỰC HIỆN THỦ THUẬT CỦA NGƯỜI BỆNH THỞ MÁY TẠI KHOA HỒI SỨC NGOẠI THẦN KINH, BỆNH VIỆN CHỢ RẪY

Hoàng Thị Thu Thanh1,2,, Nguyễn Văn Chinh1, Huỳnh Thị Phượng3, Nguyễn Thị Thanh Tâm2, Nguyễn Thị Như Mai2, Phạm Thị Thu Hằng2, Lê Thị Hoàn2, Phạm Thị Nhã Phương2, Ka Thơm2, Trần Thị Phương Dung2
1 Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
2 Bệnh viện Chợ Rẫy
3 Viện Đào tạo Y Dược An Sinh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá mức độ đau của người bệnh (NB) thở máy khi nghỉ ngơi và khi điều dưỡng (ĐD) thực hiện các thủ thuật chăm sóc hằng ngày. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu (NC) cắt ngang mô tả trên 295 NB thở máy tại Khoa Hồi sức Ngoại thần kinh (HSNTK), Bệnh viện Chợ Rẫy trong khoảng thời gian từ tháng 11/2023 đến 06/2024, thỏa các tiêu chí chọn mẫu và thân nhân đồng ý tham gia NC. Dữ liệu được thu thập thông qua quan sát và ghi nhận điểm đau tại ba thời điểm: trước, trong và sau khi thực hiện thủ thuật. Kết quả: Tỉ lệ NB có mức độ đau vừa và nặng khi đang nghỉ ngơi như: trước khi hút đàm 12,5% và 1,4%; trước khi vệ sinh răng miệng (VSRM) 7,1% và 0,3%; trước khi xoay trở 7,5% và 0,3%; và 5,1% NB có mức độ đau vừa trước khi tắm bệnh. Khi thực hiện thủ thuật, tỉ lệ NB có biểu hiện đau tăng lên: khi hút đàm 51,9% và 36,6%; khi VSRM 65,1% và 11,2%; khi xoay trở 65,4% và 19,7%; khi tắm tại giường 41,4% và 3,7%. Sau khi thực hiện thủ thuật, một số NB vẫn còn biểu hiện đau vừa và nặng: sau hút đàm 15,2% và 1,4%, sau xoay trở 7,5% và 0,3%; sau khi tắm tại giường 3,7% và 0,3%; sau VSRM 5,8% NB có mức độ đau vừa. Hút đàm khí quản và xoay trở là 2 thủ thuật gây đau đớn nhất, tiếp theo là VSRM và tắm bệnh. Kết luận: Mức độ đau của NB trong quá trình thở máy và thực hiện các thủ thuật là một vấn đề cần được quan tâm. Các biện pháp chăm sóc giảm đau cần được áp dụng để nâng cao chất lượng chăm sóc và cải thiện sự thoải mái cho NB.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Devlin JW, Skrobik Y, Gélinas C, et al. Clinical practice guidelines for the prevention and management of pain, agitation/sedation, delirium, immobility, and sleep disruption in adult patients in the ICU. Critical Care Medicine. 2018;46(9): e825-e873. doi:10.1097/CCM.0000000000003299
2. Weisbrot M, Kwiecień-Jaguś K, Mędrzycka-Dąbrowska W. The assessment of pain level among an adult ventilated patients in the intensive care unit. Ból. 2020;20(3):23-31. doi:10.5604/01.3001.0013.7879
3. Dương Minh Đức, Chu Văn Long, Nguyễn Anh Tuấn, Phạm Thị Ngọc. Đánh giá mức độ đau bằng thang điểm CPOT trên người bệnh thở máy tại Khoa Nội - Hồi sức Thần kinh, Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức. Tạp chí điều dưỡng. 2021:46-52.
4. Gomarverdi S, Sedighie L, Seifrabiei MA, Nikooseresht M. Comparison of Two Pain Scales: Behavioral Pain Scale and Critical-care Pain Observation Tool During Invasive and Noninvasive Procedures in Intensive Care Unit-admitted Patients. Iran J Nurs Midwifery Res. Mar-Apr 2019;24(2): 151-155. doi:10.4103/ ijnmr.IJNMR_47_18
5. Ayasrah SM. Pain among non-verbal critically Ill mechanically ventilated patients: Prevalence, correlates and predictors. Journal of critical care. Feb 2019;49: 14-20. doi:10.1016/ j.jcrc.2018.10.002
6. Kurt E, Zaybak A. Pain Behavior Experienced During Nursing Interventions by Patients on Mechanical Ventilation: A Cross-Sectional Study. Florence Nightingale Journal of Nursing. 2022; 30(2): 126-132. doi:10.54614/FNJN. 2022.21178
7. Ito Y, Teruya K, Nakajima E. Evaluation of pain severity in critically ill patients on mechanical ventilation. Intensive Critical Care Nursing. 2022;68:103118.
8. Khayer F, Ghafari S, Saghaei M, Yazdannik A, Atashi V. Effects of open and closed tracheal suctioning on pain in mechanically ventilated patients. Iranian Journal of Nursing Midwifery Research. 2020;25(5):426-430.