HIỆU QUẢ CAN THIỆP TỰ CHĂM SÓC BẰNG PHẦN MỀM SMDIA TRONG VIỆC KIỂM SOÁT ĐƯỜNG MÁU Ở NGƯỜI BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÍP 2 TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG THÁI NGUYÊN

Phùng Văn Lợi1,, Ngô Huy Hoàng2, Đào Thanh Xuyên3
1 Trường Đại học Y - Dược Thái Nguyên
2 Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định
3 Bệnh viện Trung Ương Thái Nguyên

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Một can thiệp tiềm năng ứng dụng điện thoại thông minh sẽ hỗ trợ những người mắc bệnh đái tháo đường típ 2 quản lý hiệu quả tình trạng bệnh. Phần mềm SMDia hỗ trợ các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc trong việc thúc đẩy khả năng tự chăm sóc cho người mắc bệnh đái tháo đường típ 2 để kiểm soát đường máu tốt hơn. Đối tượng, phương pháp: Một nghiên cứu can thiệp cộng đồng có nhóm chứng kéo dài 6 tháng được thực hiện từ tháng 3 năm 2021. Đánh giá hiệu quả can thiệp tự chăm sóc bằng phần mềm SMDia trong việc kiểm soát đường máu ở người mắc bệnh đái tháo đường típ 2 tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên. Nghiên cứu có 120 người bệnh đái tháo đường típ 2 trong mỗi nhóm can thiệp và nhóm chứng. Việc đánh giá được thực hiện bằng cách sử dụng chỉ số đường máu lúc đói và mức HbA1c, so sánh các giá trị trước và sau can thiệp. Kết quả: Sau 24 tuần can thiệp, tỉ lệ kiểm soát đường máu đạt mục tiêu tăng 15,8%, HbA1c đạt mục tiêu tăng 31,7%. Hệ số ảnh hưởng ở mức độ trung bình về chỉ số đường huyết và HbA1c (Cohen d = 0.62; 95% CI= 0,25 - 0,9); (Cohen d = 0,71; 95% CI = 0,33 - 1,07). Hiệu quả can thiệp đạt 8,2% với kiểm soát đường máu và 41,8% với kiểm soát HbA1c. Kết luận: Can thiệp tự chăm sóc bằng phần mềm SMDia đã cải thiện đáng kể việc kiểm soát đường máu ở người bệnh đái tháo đường típ 2.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Đỗ Thị Thu Huyền, Tương Quang Trung, Nguyễn Thanh Xuân, Hoàng Tuấn Anh, Phạm Thị Thanh Phượng, Dương Thị Thu Huyền. (2021), "Dự đoán các yếu tố ảnh hưởng đến tự quản chăm sóc của người bệnh đái tháo đường type 2 tại bệnh viện Thanh Nhàn năm 2020.", Tạp chí nghiên cứu Y học. 143(7), tr. 115-122.
2. Nguyễn Thị Kiều Mi, Lê Hồ Thị Quỳnh Anh, Nguyễn Minh Tâm (2017), "Khảo sát hành vi tự chăm sóc của bệnh nhân đái tháo đường type 2 tại một số xã, phường tỉnh Thừa Thiên Huế", Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế 7(3).
3. Ahmad F, Joshi SH. Self-Care Practices and Their Role in the Control of Diabetes: A Narrative Review. Cureus. 2023;15(7):e41409.
4. Cafazzo JA. A Digital-First Model of Diabetes Care. Diabetes technology & therapeutics. 2019;21(S2):252-8.
5. Eberle C, Löhnert M, Stichling S. Effectiveness of Disease-Specific mHealth Apps in Patients With Diabetes Mellitus: Scoping Review. JMIR mHealth and uHealth. 2021;9(2):e23477.
6. Hansel B, Giral P, Gambotti L, Lafourcade A, Peres G, Filipecki C, et al. A Fully Automated Web-Based Program Improves Lifestyle Habits and HbA1c in Patients With Type 2 Diabetes and Abdominal Obesity: Randomized Trial of Patient E-Coaching Nutritional Support (The Anode Study). Journal of medical Internet research. 2017;19(11):e360.
7. IDF, editor. IDF Diabetes Atlas. Globodiab Research Consortium: International Diabetes Federation; 2021.
8. Sugandh F, Chandio M, Raveena F, Kumar L, Karishma F, Khuwaja S, et al. Advances in the Management of Diabetes Mellitus: A Focus on Personalized Medicine. Cureus. 2023;15(8): e43697.