TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN CỦA KÍCH THÍCH TỪ XUYÊN SỌ Ở NGƯỜI BỆNH RỐI LOẠN LO ÂU LAN TOẢ

Nguyễn Ngọc Trang1,2,, Lê Thị Thu Hà1,2, Nguyễn Văn Tuấn1,2
1 Trường Đại học Y Hà Nội
2 Bệnh viện Bạch Mai

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả tác dụng không mong muốn của kích thích từ xuyên sọ trên người bệnh rối loạn lo âu lan toả điều trị nội trú tại Viện Sức khỏe Tâm thần Quốc gia- Bệnh viện Bạch Mai. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả, tiến cứu, 75 người bệnh chẩn đoán rối loạn lo âu lan toả theo ICD-10 (1992) điêu trị nội trú tại Viện Sức khoẻ Tâm thần Quốc Gia từ tháng 10/ 2023 đến tháng 5/ 2024 được can thiệp thuốc và kích thích từ xuyên sọ tại vị trí vỏ não vận động sơ cấp (90%MT, 1Hz, thời gian chuỗi xung 900s, ít nhất thực hiện 5 buổi trong quá trình điều trị). Kết quả: Tác dụng không mong muốn gặp ở 50,6% đối tượng nghiên cứu nhưng ở mức độ nhẹ trong đó hay gặp nhất là đau đầu thoáng qua nơi đặt coil, chóng mặt, ù tai, nghe kém. Các tác dụng không mong muốn chủ yếu gặp ở tuần đầu và ít gặp hơn ở tuần thứ 2, phân bố tương đối đồng đều ở cả 2 giới và nhóm đối tượng trên 65 tuổi có tỉ lệ gặp tác dụng không mong muốn cao hơn. Không có tác dụng không mong muốn nghiêm trọng nào. Kết luận: Kích thích từ xuyên sọ là phương pháp điều trị phối hợp hiệu quả và an toàn cho người bệnh rối loạn lo âu lan toả.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. American Psychiatric Association. Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorders. 5th ed. American Psychiatric Association; 2013.
2. Philip NS, Barredo J, Aiken E, et al. Theta- Brust Transcranial Magnetic Stimulation for Posttraumatic Stress Disorder. Am J Psychiatry. 2019;176(11): 939-948. doi:10.1176/appi.ajp. 2019.18101160
3. Philip NS, Carpenter SL, Ridout SJ, et al. 5Hz Repetitive transcranial magnetic stimulation to left prefrontal cortex for major depression. Journal of Affective Disorders. 2015;186:13-17. doi:10.1016/j.jad.2014.12.024
4. Hunt C, Issakidis C, Andrews G. DSM-IV generalized anxiety disorder in the Australian National Survey of Mental Health and Well- Being. Psychological Medicine. 2002;32:649–659.
5. Trần Nguyễn Ngọc. Đánh giá hiệu quả điều trị rối loạn lo âu lan tỏa bằng liệu pháp thư giãn - luyện tập”. Luận án tiến sĩ y học. 2018.
6. Nguyễn Văn Phi, Nguyễn Văn Tuấn. Hiệu quả điều trị trầm cảm bằng kích thích từ xuyên sọ tại bệnh viện lão khoa trung ương. VMJ. 2021 ;506(2): 70-73. doi:10.51298/vmj. v506i2.1242
7. Phạm Thị Nguyệt Nga, Nguyễn Văn Tuấn, Trịnh Thị Bích Huyền. Nghiên cứu tác dụng khôgn mong muốn của liệu pháp kích thích từ xuyên sọ ở người bệnh rối loạn cơ thể hoá. VMJ. 2023;533(1):331-334.
8. Gretchen J Diefenbach, Laura B Bragdon, Luis Zertuche, Christopher J Hyatt, Lauren S Hallion, David F Tolin, John W Goethe, Michal Assaf. Repetitive transcranial magnetic stimulation for generalised anxiety disorder: a pilot randomised, double-blind, sham-controlled trial. The British Journal of Psychiatry. Sep 2016;209(3): 222-228. doi:10.1192/bjp.bp. 115.168203