QUY TRÌNH LẤY DẤU THƯỜNG QUY VÀ LẤY DẤU KỸ THUẬT SỐ CHO PHỤC HÌNH ĐƠN LẺ TRÊN IMPLANT: SO SÁNH THỜI GIAN ĐIỀU TRỊ VÀ SỰ HÀI LÒNG CỦA BỆNH NHÂN

Phạm Minh Cường1,2,, Nguyễn Hoàng Nam1, Trần Hùng Lâm2
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
2 Trường Đại học Văn Lang

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: So sánh thời gian điều trị và mức độ hài lòng của bệnh nhân giữa phương pháp lấy dấu kỹ thuật số và phương pháp lấy dấu thông thường trong phục hình răng đơn lẻ trên implant. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu can thiệp có đối chứng tiến hành trên 22 bệnh nhân mất răng đơn lẻ vùng răng sau đã được cấy ghép implant. Bệnh nhân được lấy dấu bằng cả hai phương pháp thường quy (cao su polyvinyl siloxane) và kỹ thuật số (máy quét 3Shape Trios 3 Move). Thời gian điều trị (lấy dấu, thử phục hình) và sự hài lòng của bệnh nhân được đánh giá và so sánh. Kết quả: Phương pháp lấy dấu kỹ thuật số giảm đáng kể thời gian điều trị so với phương pháp thường quy. Thời gian tổng thể và các bước riêng lẻ trong quy trình kỹ thuật số đều ngắn hơn có ý nghĩa so với quy trình thường quy (p < 0,001). Thời gian thử phục hình không có sự chênh lệch đáng kể giữa hai phương pháp (p > 0,05). Bệnh nhân được lấy dấu kỹ thuật số cảm thấy hài lòng và thoải mái hơn đáng kể (p < 0,01). Kết luận: Lấy dấu kỹ thuật số mang lại hiệu quả cao hơn về thời gian điều trị và tăng sự hài lòng của bệnh nhân so với phương pháp thường quy, khẳng định lợi ích của kỹ thuật số trong điều trị phục hình đơn lẻ trên implant.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Đoàn Minh Trí, Đỗ Thị Kim Anh. So sánh lấy dấu theo phương pháp kỹ thuật số và phương pháp thường quy. Tạp chí Y Học thành phố Hồ Chí Minh. 2018; PB22(2):112-117.
2. Ahmed S., Hawsah A., Rustom R., et al. Digital impressions versus conventional impressions in prosthodontics: A systematic review. Cureus. 2024; 16(1):e51537.
3. Bosoni C., Nieri M., Franceschi D., et al. Comparison between digital and conventional impression techniques in children on preference, time and comfort: A crossover randomized controlled trial. Orthod Craniofac Res. 2023; 26(4):585-590.
4. D’Ambrosio F., Giordano F., Sangiovanni G., Di Palo M.P., Amato M. Conventional versus digital dental impression techniques: What is the future? An umbrella review. Prosthesis. 2023; 5(3):851-875.
5. Gjelvold B., Chrcanovic B.R., Korduner E.K., Collin-Bagewitz I., Kisch J. Intraoral Digital Impression Technique Compared to Conventional Impression Technique. A Randomized Clinical Trial. J Prosthodont. 2016; 25(4):282-287.
6. Gogushev K., Abadjiev M. Conventional vs digital impression technique for manufacturing of three-unit zirconia bridges: Clinical time efficiency. J of IMAB. 2021; 27(2):3765-3771.
7. Joda T., Lenherr P., Dedem P., et al. Time efficiency, difficulty, and operator's preference comparing digital and conventional implant impressions: a randomized controlled trial. Clin Oral Implants Res. 2017; 28(10):1318-1323.
8. Lee S.J., Gallucci G.O. Digital vs. conventional implant impressions: efficiency outcomes. Clin Oral Implants Res. 2013; 24(1):111-115.
9. Mühlemann S., Greter E.A., Park J.M., Hämmerle C.H.F., Thoma D.S. Precision of digital implant models compared to conventional implant models for posterior single implant crowns: A within-subject comparison. Clin Oral Implants Res. 2018; 29(9):931-936.
10. Sang J Lee và các cộng sự. (2022), "A clinical study comparing digital scanning and conventional impression making for implant-supported prostheses: A crossover clinical trial", The Journal of Prosthetic Dentistry. 128(1), tr. 42-48.