KỸ THUẬT DK-MINI-CULOTTE TRONG CAN THIỆP TỔN THƯƠNG MẠCH VÀNH PHÂN NHÁNH THỰC SỰ: MỘT NGHIÊN CỨU TIẾN CỨU, ĐƠN TRUNG TÂM

Ngô Minh Hùng1,2,, Phạm Tấn Hoàng Long1, Võ Cường1
1 Bệnh viện Chợ Rẫy
2 Đại học Nam Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Kỹ thuật Culotte cổ điển với giá đỡ tẩm thuốc trong can thiệp tổn thương phân nhánh thực sự (TPT) cho kết quả chưa rõ ràng, trong đó, nghiên cứu DKC III bộc lộ những hạn chế của kỹ thuật Culotte cổ điển so với kỹ thuật DKC tại vị trí đa giác hợp lưu và nhánh chính (9,19% so với 4,55% và 12,64% so với 6,82%). Kỹ thuật DK-Mini-Culotte (DKmCU) với giá đỡ thế hệ mới cho kết quả tốt hơn trong một số thử nghiệm gần đây. Mục tiêu: Để kiểm tra tính khả thi, an toàn và hiệu quả của DKmCU đối với các TPT. Phương pháp: Đây là một nghiên cứu tiến cứu với thời gian theo dõi lâm sàng 1 năm. Tiêu chí lâm sàng chính là các biến cố tim mạch nặng (MACE), bao gồm tử vong do tim mạch, nhồi máu cơ tim và đột quỵ không tử vong. Các tiêu chí phụ gồm tái thông mạch máu/tổn thương mạch đích trên lâm sàng (TVR/TLR), huyết khối trong giá đỡ, tái hẹp trong giá đỡ. Kết quả: Từ năm 6/2019 – 6/2022, chúng tôi tuyển chọn được 37 bệnh nhân liên tiếp có TPT (Medina loại 1,1,1; 1,0,1; 0,1,1). Tuổi trung bình là 66,24 ± 10,81 tuổi và bệnh nhân nam là 23 (62,2%). Tất cả các bệnh nhân đủ điều kiện đều được can thiệp mạch vành qua da (PCI) với kỹ thuật DKmCU tại bệnh viện của chúng tôi. Tỷ lệ phân bổ TPT là LMCA-LAD/LCx (35,1%); pLAD-mLAD/D (54,1%); dRCA-PLV/PDA (8,1%) và pLCx-dLCx/OM (2,7%). Phân tích QCA (tại thời điểm ban đầu) cho thấy chiều dài, đường kính và đường kính hẹp của tổn thương mạch chính là 33,27±10,49mm, 3,08±0,40mm và 81,22 ± 12,50% và chiều dài, đường kính, đường kính hẹp của tổn thương mạch chính nhánh bên là 24,78 ±8,42mm, 2,93±0,40mm và 86,05 ± 9,90%. Tỷ lệ thành công của kỹ thuật là 100% mà không có biến chứng sau thủ thuật. Có một bệnh nhân sốc tim có TPT (2,7%) tử vong tại bệnh viện do viêm phổi nặng và suy đa tạng và có một bệnh nhân khác (2,7%) tử vong tại nhà không rõ nguyên nhân trong thời gian phong tỏa vì Covid19. Không có chỉ định lâm sàng nào cho việc tái thông mạch máu lặp lại được báo cáo sau 1 năm theo dõi đối với các bệnh nhân khác. Kết luận: Kỹ thuật DKmCU cho thấy tỷ lệ MACE tích lũy và TVR/TLR thấp và hiệu quả tương tự các kỹ thuật khác trong điều trị TPT, tuy nhiên, điều này cần được xác nhận thêm bằng một thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Fan L, Chen L, Luo Y, Zhang L, Zhong W, Lin C, et al. (2016), "DK mini-culotte stenting in the treatment of true coronary bifurcation lesions: a propensity score matching comparison with T-provisional stenting". Heart Vessels, 31, 308–321.
2. Rahman S, Leesar T, Cilingiroglu M, Effat M, Arif I, Helmy T, et al. (2013), "Impact of kissing balloon in§ation on the main vessel stent volume, area, and symmetry after side-branch dilation in patients with coronary bifurcation lesions: a serial volumetric intravascular ultrasound study". JACC Cardiovasc interventions, 6, 923–931.
3. Raungaard B, Christiansen EH, Botker HE, Hansen HS, Ravkilde J, Thuesen L, et al. (2017), "Comparison of Durable-Polymer Zotarolimus-Eluting and Biodegradable-Polymer Biolimus-Eluting Coronary Stents in Patients With Coronary Artery Disease: 3-Year Clinical Outcomes in the Randomized SORT OUT VI Trial". JACC Cardiovasc interventions, 10, 255–264.
4. Selan JC, Yoshimura T, Bhatheja S, Sharma SK, Kini AS (2019), "Treatment strategies for coronary bifurcation lesions made easy in the current era by introduction of the BIFURCAID app". Future Cardiol, 15, 39–52.
5. Smith D, Egred M, Banning A, Brunel P, et al (2021), "The European bifurcation club Left Main Coronary Stent study: a randomized comparison of stepwise provisional vs systematic dual stenting strategies (EBC MAIN)". European Heart Journal, 42, 3829–3839.
6. Tan S, Ramzy J, Burgess S, Zaman S (2020), "Percutaneous Coronary Intervention for Coronary Bifurcation Lesions: Latest Evidence". Current treatment options in cardiovascular medicine, 22(6).
7. Toth GG, Sasi V, Franco D, Prassl AJ, Di Serafino L, Ng JCK, et al. (2020), "Double-kissing culotte technique for coronary bifurcation stenting". EuroIntervention, 16, e724–e733.
8. Tu S, Zhang L, Hu F, Wang Y, Chen L (2022), "5-Year Outcomes of Comparing Double KissingMini-culotte with Mini-culotte using Drug-eluting Stents for The Treatment of True Coronary Bifurcation Lesions". Research Square, 1-20.
9. Zhang YJ, Zhu H, Shi SY, Muramatsu T, Pan DR, Ye F, et al. (2016), "Comparison between twodimensional and three-dimensional quantitative coronary angiography for the prediction of functional severity in true bifurcation lesions: Insights from the randomized DK-CRUSH II, III, and IV trials". Catheterization and cardiovascular interventions, 87(1), 589 – 598.