NGHIÊN CỨU MỘT SỐ CHỨC NĂNG TUYẾN GIÁP BẰNG PHƯƠNG PHÁP MIỄN DỊCH HÓA PHÁT QUANG PHÂN TÁCH BẰNG VI HẠT TỪ Ở THAI PHỤ TRONG BA THÁNG ĐẦU THAI KỲ

Lê Phú Quí1, Nguyễn Thanh Trầm2, Nguyễn Minh Phương2, Nguyễn Phương Dung1, Trần Thị Thanh Loan2,
1 Trường Đại học Quốc Tế Hồng Bàng
2 Đại học Y Dược TPHCM

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỷ lệ rối loạn chức năng tuyến giáp bằng phương pháp miễn dịch hóa phát quang phân tích tách bằng vi hạt từ ở thai phụ ba tháng đầu thai kỳ và khảo sát một số yếu tố liên quan với tuyến giáp. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 251 phụ nữ mang thai 3 tháng đầu đến khám tại Bệnh viện quận Phú Nhuận, TP.HCM  từ 1/2023 đến 10/2023. Thai phụ mang thai 3 tháng đầu thai kỳ được xét nghiệm định lượng FT4 và TSH huyết thanh. Kết quả: Tỷ lệ RLCNTG trong ba tháng đầu thai kỳ là 16.4%. Các triệu chứng có liên quan tới rối loạn chức năng tuyến giáp trong ba tháng đầu thai kỳ (hồi hồi và nhịp tim nhanh có liên quan tới cường giáp lần lượt: p < 0.001 và p = 0.002; táo bón liên quan tới suy giáp thai kỳ p = 0.019). Kết luận: Rối loạn chức năng tuyến giáp 3 tháng đầu thai kỳ là khá phổ biến và có liên quan đến hồi hộp, nhịp tim nhanh và táo bón.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Thái Văn Hùng (2017), “Khảo sát tỷ lệ rối loạn chức năng tuyến giáp trên thai phụ tại bệnh viện Nguyễn Tri Phương”, Đại học y dược Hồ Chí Minh, tr72.
2. Hoàng Thị Hồng Nga (2020), “Tỷ lệ rối loạn chức năng tuyến giáp trong ba tháng đầu thai kỳ và các yếu tố liên quan tại bệnh viện nhân dân Gia Định”, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh, tr. 74-80.
3. Nguyễn Thị Minh Nguyệt (2023), “Nghiên cứu tình hình rối loạn hormon giáp, TSH huyết thanh ở phụ nữ mang thai 3 tháng đầu tại bệnh viện phụ sản Thành phố Cần Thơ”, Đại học y dược Cần Thơ, tr. 17-21.
4. Dương Thị Phương Thảo (2016), “Khảo sát rối loạn chức năng tuyến giáp trong ba tháng đầu thai kỳ ở những thai phụ nguy cơ cao tại bệnh viện Phụ Sản Quốc Tế Sài Gòn”, Đại học Y dược Hồ Chí Minh, tr 67.
5. Phan Thế Thi (2019), “Tỷ lệ rối loạn chức năng tuyến giáp ở thai phụ tam cá nguyệt đầu tại bệnh viện phụ sản Mêkông”, Đại học Y dược Hồ Chí Minh, tr. 51.
6. Mai Thế Trạch, Nguyễn Thy Khuê (2003), “Tuyến giáp, Nội tiết học đại cương”, Nhà xuất bản Y học, tr. 131-210.
7. Abalovich M., Gutierrez S., Alcaraz G. et al. (2002). Overt and subclinical hypothyroidism complicating pregnancy. Thyroid, 12(1), 63–68.
8. Allan W.C., Haddow J.E., Palomaki G.E. et al. (2000). Maternal thyroid deficiency and pregnancy complications: implications for population screening. J Med Screen, 7(3), 127–130.
9. Gupta P., Jain M., Verma V. et al. (2021). The Study of Prevalence and Pattern of Thyroid Disorder in Pregnant Women: A Prospective Study. Cureus, 13(7), e16457.
10. Horacek J., Spitalnikova S., Dlabalova B. et al. (2010). Universal screening detects two-times more thyroid disorders in early pregnancy than targeted high-risk case finding. Eur J Endocrinol, 163(4), 645–650.