KIẾN THỨC VỀ PHÒNG NGỪA UNG THƯ CỔ TỬ CUNG Ở PHỤ NỮ 19-49 TUỔI TẠI QUẬN 10 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá thực trạng kiến thức phòng ngừa ung thư cổ tử cung (UTCTC) của phụ nữ 19-49 tuổi tại Quận 10 Thành Phố Hồ Chí Minh (TPHCM). Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang được tiến hành tại Quận 10 TPHCM từ tháng 12/2023 đến tháng 06/2024 bằng phương pháp chọn mẫu theo cụm. Có 201 phụ nữ thỏa điều kiện chọn mẫu, được phỏng vấn theo bảng câu hỏi in sẵn. Kết quả: Tỷ lệ phụ nữ có kiến thức đạt về phòng ngừa UTCTC chiếm 42,3%; phụ nữ có kiến thức về bệnh UTCTC là 43,8%; 21,4% phụ nữ có kiến thức về vắc xin phòng ngừa HPV; 69,2% có kiến thức về sàng lọc UTCTC. Kết quả nghiên cứu cho thấy có mối liên quan giữa kiến thức UTCTC với tình trạng hôn nhân. Kết luận: Khuyến cáo đẩy mạnh công tác truyền thông, tư vấn, giáo dục về bệnh UTCTC, tiêm vaccin phòng HPV và sàng lọc tế bào cổ tử cung định kỳ
Chi tiết bài viết
Từ khóa
kiến thức, phòng ngừa ung thư cổ tử cung, vaccin ngừa HPV
Tài liệu tham khảo
2. Sung H, Ferlay J, Siegel RL, et al. Global Cancer Statistics 2020 (2021), GLOBOCAN Estimates of Incidence and Mortality Worldwide for 36 Cancers in 185 Countries. CA Cancer J Clin.;71(3), pp 209-249. doi:10.3322/caac.21660.
3. Siegel RL, Miller KD, Jemal A. Cancer statistics, (2019), CA: a cancer journal for clinicians, 69(1), pp 7-34.
4. Bộ Y tế (2019), Đề án thí điểm sàng lọc phát hiện sớm ung thư cổ tử cung và xử trí tại một số tỉnh giai đoạn 2019-2025. Phê duyệt kèm theo Quyết định số 3877/QĐ-BYT ngày 29/8/2019 của Bộ trưởng Bộ Y tế Hà Nội.
5. Vụ sức khỏe bà mẹ trẻ em (2016), Kế hoạch hành động Quốc gia dự phòng và kiểm soát ung thư cổ tử cung giai đoạn 2016 – 2025, Hà Nội.
6. Nguyễn Thị Như Tú (2019), “Thực trạng và hiệu quả can thiệp nâng cao kiến thức và thực hành phòng bệnh ung thư cổ tử cung của phụ nữ tỉnh Bình Định”, [Luận án Tiến sĩ y tế công cộng]: Trường Đại học Y tế Công Cộng.
7. Nguyễn Văn Thành, Nguyễn Ngọc Phượng, Nguyễn Thúy Nam, Lê Thị Thanh Hà, Lê Thị Thanh Xuân (2020), Kiến thức về vắc xin phòng ung thư cổ tử cung của khách hàng nữ đến phòng tiêm chủng Đại học Y Hà Nội năm 2018.; TCNCYH 130 (6) - 2020, pp 165-173.
8. Khomphaiboonkij U, Sreamsukcharoenchai N, Pitakkarnkul S, Rittiluechai K, Tangjitgamol S. (2023), Knowledge of Thai women in cervical cancer etiology and screening. PloS one.;18(5):e0286011.
9. Ng'ang'a A, Nyangasi M, Nkonge NG, et al. (2018), Predictors of cervical cancer screening among Kenyan women: results of a nested case-control study in a nationally representative survey. BMC public health;18(Suppl 3):1221. doi:10.1186/s12889-018-6054-9
10. Deguara M, Calleja N, England K. (2020), Cervical cancer and screening: knowledge, awareness and attitudes of women in Malta. Journal of preventive medicine and hygiene; 61(4):E584-e592. doi: 10.15167/2421-4248/ jpmh2020.61.4.1521