ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ XƠ HÓA GAN BẰNG FIBROSCAN Ở BỆNH NHÂN GAN NHIỄM MỠ KHÔNG DO RƯỢU TẠI TRUNG TÂM TIÊU HÓA – GAN MẬT, BỆNH VIỆN BẠCH MAI NĂM 2024

Lê Thị Thảo1,, Nguyễn Công Long2,3, Vũ Hải Hậu4, Trần Thanh Hoà1, Trần Thị Thanh Tâm5
1 Trường Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương
2 Bệnh viện Bạch Mai
3 Trường Đại học Y dược, Đại học Quốc gia Hà Nội
4 Trường Đại học Y Hà Nội
5 Trường Đại học Y khoa Vinh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá kết quả Fibrosan ở bệnh nhân gan nhiễm mỡ không do rượu. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Gồm 152 bệnh nhân gan nhiễm mỡ không do rượu (NAFLD) đến khám và điều trị tại Phòng khám Tiêu hóa, Khoa Khám chữa bệnh theo yêu cầu, Bệnh viện Bạch Mai trong thời gian từ tháng 3/2024 đến tháng 6/2024. Kết quả: Tuổi trung bình trong nghiên cứu của chúng tôi là 48,2 ± 15,4 năm. Tỷ lệ bệnh nhân nữ cao hơn nam, nữ/nam = 1,4. Đa số bệnh nhân thuộc nhóm đối tượng thừa cân, béo phì (63,1%) và không hoạt động thể lực (79,6%). Các chỉ số cholesterol, triglycerid, AST, ALT, GGT lần lượt có giá trị trung bình là 5,3 ± 1,4 mmol/; 2,14 ± 1,67 mmol/l; 35,8 ± 28,5 U/L; 55,4 ± 58,1U/L; 53,4 ± 46,9 U/L, trong đó triglycerid tăng thường gặp nhất chiếm 65,5%; ALT tăng cao hơn AST (40,8% hơn 23,7%). Độ đàn hồi trung bình 5,9 ± 3,1 kPa, đa số bệnh nhân ở mức độ xơ hoá nhẹ chiếm 78,3%; tỷ lệ BN từ xơ hoá đáng kể  F2, F3, F4 lần lượt là 9,9%; 9,2%; 2,6%. Tỷ lệ bệnh nhân xơ hóa đáng kể ở nhóm BMI ≥ 25 kg/m2 là 33,3% cao hơn nhóm có BMI<25 kg/m2 là 12,8%, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p=0.002. Tỷ lệ bệnh nhân xơ hóa đáng kể ở nhóm có đái tháo đường là 32,1% cao hơn nhóm không mắc đái tháo đường là 16,2%, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Không có sự khác biệt về mức độ xơ hóa giữa các nhóm tuổi, giới, tiền sử hút thuốc, tiền sử tăng huyết áp, tiền sử rối loạn lipid máu. Kết luận: Bệnh nhân gan nhiễm mỡ không do rượu (NAFLD) có độ đàn hồi gan chủ yếu thuộc nhóm xơ hóa nhẹ F0-F1 (78,3%); chỉ có 4 bệnh nhân xơ gan (2,6%). Tỷ lệ bệnh nhân xơ hóa đáng kể cao hơn ở nhóm có BMI ≥ 25 kg/m2 và tiền sử đái tháo đường, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê, p <0,05.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Wong VW, Ekstedt M, Wong GL, Hagström H. Changing epidemiology, global trends and implications for outcomes of NAFLD. J Hepatol. 2023; 79(3): 842-852. doi:10.1016/j.jhep. 2023.04.036.
2. Chitturi S, Farrell GC, Hashimoto E, Saibara T, Lau GK, Sollano JD. Non-alcoholic fatty liver disease in the Asia-Pacific region: definitions and overview of proposed guidelines. J Gastroenterol Hepatol. 2007;22(6): 778-787. doi:10.1111/ j.1440-1746.2007.05001.x.
3. Yoneda M, Yoneda M, Mawatari H, et al. Noninvasive assessment of liver fibrosis by measurement of stiffness in patients with nonalcoholic fatty liver disease (NAFLD). Dig Liver Dis. 2008;40(5): 371-378. doi:10.1016/j.dld. 2007.10.019.
4. Đỗ Văn Tá. Nghiên cứu mối liên quan giữa lâm sàng, cận lâm sàng với chỉ số fibrsocan trong chẩn đoán xơ hóa gan ở bệnh nhân đến khám và điều trị tại Bệnh viện 199. Tạp chí Y học Việt Nam. 2024;538(1): 227-231. doi:10.51298/ vmj.v538i1.9360.
5. Nguyễn Xuân Khái, Phạm Văn Việt, Hoàng Đình Anh. Nghiên cứu mối liên quan của thông số gan nhiễm mỡ trên fibroscan với các đặc điểm nhân trắc học, đường máu và mỡ máu ở bệnh nhân đái tháo đường típ 2. Tạp chí Y học Việt Nam. 2024; 539(2): 55-58. doi:10.51298/ vmj.v539i2.9794.
6. Al Danaf L, Hussein Kamareddine M, Fayad E, Hussain A, Farhat S. Correlation between Fibroscan and laboratory tests in non-alcoholic fatty liver disease/non-alcoholic steatohepatitis patients for assessing liver fibrosis. World J Hepatol. 2022;14(4): 744-753. doi:10.4254/ wjh.v14.i4.744.
7. Wong VW, Vergniol J, Wong GL, et al. Diagnosis of fibrosis and cirrhosis using liver stiffness measurement in nonalcoholic fatty liver disease. Hepatology. 2010;51(2):454-462. doi:10. 1002/hep.23312.
8. Stepanova M, Aquino R, Alsheddi A, Gupta R, Fang Y, Younossi Z. Clinical predictors of fibrosis in patients with chronic liver disease. Alimentary Pharmacology & Therapeutics. 2010;31(10): 1085-1094. doi:10.1111/j.1365-2036.2010.04266.x.
9. Hossain N, Afendy A, Stepanova M, et al. Independent predictors of fibrosis in patients with nonalcoholic fatty liver disease. Clin Gastroenterol Hepatol. 2009;7(11):1224-1229, 1229.e1221-1222. doi:10.1016/j.cgh.2009.06.007.