SO SÁNH HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ TĂNG SẮC TỐ NƯỚU BẰNG LASER DIODE VÀ ER,CR:YSGG

Trần Huỳnh Trung1, Lê Nguyên Lâm1,, Phạm Anh Vũ Thụy2
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
2 Trường Đại học Khoa học Sức khỏe, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Loại bỏ sắc tố ở nướu là một phương pháp điều trị để loại bỏ sự tăng sắc tố melanin của nướu, đem lại sự tự tin trong khi giao tiếp đặc biệt là khi cười. Các phương pháp khác nhau đã được sử dụng cho thủ thuật này là dao mổ, ghép nướu tự thân, đốt điện, hóa trị liệu với 90% phenol và 95% cồn và mài bằng mũi khoan, laser co2 và diode, Er;Cr:YSGG, NdYag. Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá số lần vô cảm (tê bôi), sưng, đau, chảy máu ngay sau điều trị, sau 1 ngày, 4 ngày, 7 ngày và mức độ lành thương trên người tăng sắc tố nướu sau 1 ngày, 1 tuần, 4 tuần điều trị bằng laser diode và Er;Cr:YSGG. Đối tượng và phương pháp: 40 bệnh nhân trên 18 tuổi, có hai hàm trên dưới bị tăng sắc tố nướu từ độ 1 trở lên cụ thể hàm trên, hàm dưới bên phải chiếu laser diode (diode 1 và diode 4); hàm trên, hàm dưới bên trái chiếu laser Er;Cr:YSGG (Er;Cr:YSGG2, Er;Cr:YSGG3) tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ. Kết quả: Phương pháp laser diode cần tê bôi thêm so với laser Er,Cr:YSGG. Phương pháp laser Er;Cr:YSGG lành thương sớm hơn 0,5 ngày và ít đau hơn so với phương pháp laser diode. Chưa ghi nhận sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa hai phương pháp về chảy máu sau điều trị. Kết luận: cả hai phương pháp laser diode và Er;Cr:YSGG đều đem lại sự an toàn và hiệu  quả trong điều trị tăng sắc tố nướu.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Abdullah, B. A., & Al-shmaah, Z. A. (2014). The use of ErCr: YSGG versus diode LASER in gingival melanin depigmentation. Int J Enhanc Res Sci Techn Engg, 3, 12-21.
2. Altayeb, W., Hamadah, O., Alhaffar, B. A., Abdullah, A., & Romanos, G. (2021). Gingival depigmentation with diode and Er, Cr: YSGG laser: evaluating re-pigmentation rate and patient perceptions. Clinical Oral Investigations, 25, 5351-5361.
3. Arif, R. H., Kareem, F. A., Zardawi, F. M., & Al‐Karadaghi, T. S. (2021). Efficacy of 980 nm diode laser and 2940 nm Er: YAG laser in gingival depigmentation: A comparative study. Journal of Cosmetic Dermatology, 20(6), 1684-1691.
4. Beşiroğlu-Turgut, E., & Kayaaltı-Yüksek, S. (2023). Comparison of Er, Cr: YSGG laser and diode laser in the treatment of gingival melanin pigmentation: A randomized clinical trial. Lasers in Medical Science, 38(1), 79.
5. Dummett, C.O.; Gupta, O.P. Estimating the epidemiology of oral pigmentation. J. Natl. Med. Assoc. 1964, 56, 419–420.
6. Hanioka, T.; Tanaka, K.; Ojima, M.; Yuuki, K. Association of melanin pigmentation in the gingiva of children with parents who smoke. Pediatrics. 2005, 116, e186–e190.
7. Mikhail, F. F., El Menoufy, H., & El Kilani, N. S. (2023). Assessment of clinical outcomes and patient response to gingival depigmentation using a scalpel, ceramic bur, and diode laser 980 nm. Clinical Oral Investigations, 27(11), 6939-6950.
8. Moeintaghavi, A., Ahrari, F., Fallahrastegar, A., & Salehnia, A. (2022). Comparison of the effectiveness of CO2 and diode lasers for gingival melanin depigmentation: a randomized clinical trial. Journal of Lasers in Medical Sciences, 13.
9. Jazzar A, AlDehlawi H. Efficacy and Risks of Different Treatments for Oral Hyperpigmentation: A Systematic Review and Network Meta-Analysis. J Clin Med. 2023 Oct 17;12(20):6567. doi: 10.3390/jcm12206567. PMID: 37892705; PMCID: PMC10607256
10. Taher Agha, M., & Polenik, P. (2020). Laser treatment for melanin gingival pigmentations: a comparison study for 3 laser wavelengths 2780, 940, and 445 nm. International journal of dentistry, 2020(1), 3896386.